Áp dụng công nghệ làm đường tiết kiệm, thân thiện môi trường

Đây là công nghệ được chuyển giao từ Cộng hòa Liên bang Đức, lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta.

Theo quy trình, có một đoàn xe làm nhiệm vụ phủ xi măng lên mặt đường; xe cung cấp nước, xe cung cấp nhựa đường, xe tái sinh… Trong đó, xe tái sinh sẽ cào bóc lớp mặt đường cũ, bơm nước, nhựa đường với áp suất cao và phối trộn xi măng, nhựa đường với vật liệu cũ, đồng thời phun nước với một tỉ lệ được kiểm soát để đạt được sự tối ưu. Sau đó, lớp vật liệu tái sinh được đầm nén tạo thành một vật liệu đồng nhất, làm tăng sức chịu tải của đường mà không phải tốn thêm vật liệu mới.

Áp dụng công nghệ làm đường tiết kiệm, thân thiện môi trường ảnh 1

Máy tái sinh cào bóc, phối trộn vật liệu cũ với xi măng, nhựa đường và nước tại chỗ nên rút ngắn thời gian thi công. Ảnh: MP

Công nghệ này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm vật liệu, chi phí và thời gian thi công. Do giá thành máy tái sinh hiện khá cao (khoảng 1 triệu euro) nên chi phí thi công của phương pháp mới này còn cao nhưng ước tính vẫn thấp hơn phương pháp truyền thống khoảng 20%-50% (tùy theo chiều sâu mặt đường cần tái tạo và lượng xi măng, nhựa đường trộn thêm). Thời gian thi công cũng được rút ngắn một nửa so với cách làm hiện hữu.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ GTVT, hiện cả nước có khoảng 78.000 km đường ôtô. Mỗi năm cả nước cần hàng triệu m3 vật liệu để duy tu, bảo dưỡng mặt đường trong khi nguồn vật liệu này phân bố không đều, điều kiện khai thác khó khăn, số lượng mỏ đảm bảo chất lượng không nhiều, cự ly vận chuyển xa, giá thành cao. Do vậy, việc tái sử dụng lượng vật liệu hiện có không những tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thiểu tác động môi trường.

M.PHONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm