Bênh chằm chặp thủy điện Đồng Nai 6, 6A

- đại diện đơn vị tư vấn của chủ đầu tư nói tại buổi khảo sát thực tế của đoàn Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chiều 23-4.

Được biết tại buổi khảo sát này, đoàn chỉ dừng chân khoảng 30 phút tại vị trí thượng nguồn bờ sông Đồng Nai, vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo đại diện đơn vị tư vấn của chủ đầu tư, khu vực này chủ yếu là cây ngành ngạnh, phổ biến trong cả vườn này. Nếu mất chỉ mất cây ở khu vực này chứ không phải mất gien. Dân không trồng trọt, ở được nên không có chuyện di dân.

Trước nỗi lo vỡ đập mà phía tỉnh Đồng Nai đưa ra, vị này thản nhiên: “Bài toán vỡ đập như ông Tư nói thật ra đã được tính toán trong thiết kế. Một hồ chứa có dung tích 15 triệu m3 nước, một có dung tích 9 triệu m3 nước, trong khi mức khống chế dưới Đồng Nai là 2,8 tỉ m3 nước. Cứ tưởng tượng bài toán vỡ đập cho vui thì cũng như đổ bát nước xuống ao. Nếu vỡ luôn cả hai đập thì hạ lưu chỉ dâng nước lên một tí xong lại xuống (!?)”.

Bênh chằm chặp thủy điện Đồng Nai 6, 6A ảnh 1

Khu Bàu Sấu trong Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ bị ảnh hưởng nếu triển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ảnh: TRỊNH MINH NHỰT

Trước lo ngại việc xây dựng thủy điện sẽ khiến nhu cầu sử dụng nước của người dân vùng hạ lưu bị hạn chế, vị này cho hay: Chủ đầu tư cam kết sẽ xả dòng chảy ra môi trường tối thiểu 25 m3/giây. Nhu cầu sử dụng nước thống kê tại 18 trạm bơm nước ở hạ lưu chỉ có 10 m3/giây/ngày, do đó lượng nước xả ra đủ để người dân hạ lưu sử dụng. Sinh cảnh tự nhiên cũng sẽ vẫn tồn tại, không ảnh hưởng gì!

Trước những lập luận trên, ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, phản biện: “Những gì đơn vị tư vấn nói chỉ là lý thuyết, nói tốt cho chủ đầu tư. Còn thực tế người dân vẫn sẽ thiếu nước”.

DUY ĐÔNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm