Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủng hộ TP.HCM thí điểm chính quyền đô thị

Nếu những địa phương khác có điều kiện để thí điểm, bộ trưởng thấy có cần thiết phải đề xuất với Đảng, với Quốc hội mở rộng quy mô thí điểm lần này hay không? Và nếu chỉ thí điểm ở cấp phường mà không thí điểm ở cấp quận thì có đủ điều kiện để so sánh tác động, đánh giá ở mỗi cấp xem có phù hợp không và người dân sẽ được hưởng lợi ích gì, từ cấp nào nếu được giảm?

Đáp lại, ông Lê Vĩnh Tân cho biết chúng ta đã có nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường của 10 tỉnh. Quốc hội cũng đã quyết định trở lại cấp chính quyền gồm có HĐND và UBND ở các cấp này.

Theo ông Tân, TP Hà Nội xin đề án chỉ xây dựng chính quyền đô thị của Hà Nội với nội dung không tổ chức HĐND phường thuộc thị xã và quận. “Đây là cơ quan hành chính chứ không phải là một cấp chính quyền” - ông nói và giải thích cấp chính quyền gồm HĐND và UBND.

“Tôi nghĩ vấn đề thí điểm của Hà Nội chỉ làm đối với địa phương. Còn TP.HCM, nếu có một mô hình thí điểm về chính quyền đô thị khác nữa, là bộ trưởng Bộ Nội vụ, tôi ủng hộ TP.HCM” - ông Tân nói và cho rằng nên có nhiều mô hình để chúng ta tổng kết.

Theo ông Tân, khi sửa đổi, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chúng ta có thể đưa ra một mô hình hoàn chỉnh để phân biệt giữa chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo và miền núi cho phù hợp. “Tôi nghĩ rằng quá trình này cũng phù hợp với Nghị quyết 18 của Trung ương. Vấn đề gì rõ thì làm trước, vấn đề gì chưa rõ chúng ta sẽ tiến hành thí điểm để rút kinh nghiệm. Tôi xin ủng hộ quan điểm này của đại biểu TP.HCM” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy