1.500 cán bộ tư pháp xã, phường chưa tốt nghiệp THPT

"Chảy máu chất xám" ngành tư pháp

"Rất buồn là hiện còn 10% trong số 15.000 cán bộ tư pháp xã, phường của cả nước chưa tốt nghiệp PTTH và số này cần phải được đào tạo lại".

Ông Cường nói, công tác tư pháp là tham mưu cho chính quyền về chính sách luật pháp, giải quyết những vấn đề của dân về luật pháp mà trình độ yếu thế thì "không thể có chất lượng, hiệu quả được".

Hiện Bộ Tư pháp đang trình Chính phủ cho phép thành lập các trường trung cấp pháp lý tại các khu vực phía Nam để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, cán bộ tư pháp xã, phường, hiện tại có 12 đầu việc. Trong đó, 2 việc mới được chuyển từ các cơ quan chuyên trách là chứng thực bản sao và thi hành án dân sự (án nhỏ). Ít người, nhiều việc, dẫn đến tình trạng công việc ứ đọng.

Một nội dung được thảo luận tại Hội nghị liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô là pháp luật ban hành phải được thực hiện nghiêm. Trách nhiệm của ngành tư pháp là làm sao để cho việc thực thi pháp luật được trôi chảy, hạn chế "giấy phép con", qua đó tháo gỡ vướng mắc của người dân, của doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, hiện Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự về vấn đề đầu cơ.

Về nạn "chảy máu chất xám", Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khá nhiều công chức nghỉ việc, xin chuyển công tác. Theo Bộ trưởng Cường, điều quan trọng là môi trường làm việc chưa tốt, chưa tạo được môi trường sáng tạo, dân chủ, chưa phát huy được sở trường, năng lực của cán bộ công chức.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng điều này phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu ở mỗi cơ quan, đơn vị. "Chúng ta có thể chấn chỉnh được điều này mà không hề lệ thuộc vào chuyện tăng lương hay không tăng lương", ông Cường nói.

TheoTấn Thuấn (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm