Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

mà số liệu hay được nói nhiều nhất chính là khoản lỗ trên 1.000 tỉ đồng chỉ riêng năm 2010 của EVN Telecom (một công ty viễn thông trực thuộc EVN, nay đã chuyển cho Viettel).

Trong cùng thời điểm, dư luận nhân dân cũng đang hết sức quan tâm đến việc đưa công khai bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi để nhân dân góp ý, bắt đầu từ 2-1-2013. Một đại diện ban soạn thảo cho hay khác với dự thảo gửi lấy ý kiến QH trước đó, Điều 54 dự thảo đã được viết lại với nội dung mang tính nguyên tắc: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”.

Để ra được nội dung dự thảo như vậy là một quá trình có lẽ không đơn giản khi dự thảo trình QH trước đó vẫn ghi: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế…".

Nhiều người chợt nghĩ đến thực trạng thời gian qua các tập đoàn nhà nước được giao nắm các lĩnh vực kinh doanh độc quyền, hưởng gần như toàn bộ các ưu đãi từ tài nguyên, mặt bằng, vốn liếng, cơ chế chính sách, nhân lực... nhưng kết quả kinh doanh lại không tương xứng, thậm chí lỗ chồng lỗ mà quản lý lỏng lẻo, đầu tư ngoài ngành là một trong những lý do.

Và không ít lần trong giới chuyên gia, các nhà quản lý đã bàn thảo, mổ xẻ vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Điều 54 dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này có thể xem như là một thông điệp mới, quyết tâm mới mà ban soạn thảo muốn đưa ra: Phải có sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của đất nước.

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm