Hà Nội: “Báo động đỏ” nợ xây dựng cơ bản

Kỳ họp thứ 8 HĐND TP Hà Nội đã dành cả ngày 5-12 cho nội dung chất vấn và trả lời chất vấn với ba nhóm vấn đề chính: Kinh tế-ngân sách; quản lý đất đai và xã hội, dân sinh. Trong đó, hai vấn đề được các đại biểu (ĐB) quan tâm chất vấn là nợ xây dựng cơ bản (XDCB) và quản lý đất đai.

Nợ XDCB hơn 3.200 tỉ đồng

Ông Ngô Văn Quý, Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội, cho biết nợ XDCB của Hà Nội tính đến hết quý II-2013 đã là 3.246,9 tỉ đồng ở 2.243 dự án. Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, cũng nhấn mạnh nợ XDCB đến thời điểm này là vấn đề nóng, đáng quan tâm, phải được tập trung xử lý quyết liệt. “Khi Hà Nội mở rộng năm 2008 thì nợ XDCB là gần 2.000 tỉ đồng, đến năm 2010 số nợ này đã xử lý xong. Tuy nhiên, đến nay lại phình ra hơn 3.200 tỉ đồng…” - bà Thanh nói.

Trước tình trạng nợ XDCB đến mức “báo động đỏ” như vậy, ĐB Phạm Thị Thanh Mai đặt câu hỏi: “Tại sao TP đã chỉ đạo, cảnh báo mà số nợ vẫn tăng? Có hay không sự chủ quan trong chỉ đạo, điều hành? Trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn trong năm 2014, có hay không việc chạy theo thành tích, gây áp lực chỉ tiêu giao quá cao ở một số nơi mà ngân sách không có khả năng đáp ứng?”.

Hà Nội: “Báo động đỏ” nợ xây dựng cơ bản ảnh 1

ĐB Nguyễn Hoài Nam: “Khu đất của Xí nghiệp dược TW 2 (khu Zone 9 vừa xảy ra vụ cháy làm sáu người chết - PV) đã bán cho công ty khác, công ty khác lại cho thuê, vậy ai chịu trách nhiệm đây?”. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Cùng nội dung trên, ĐB Nguyễn Xuân Diên chất vấn: “TP đã xử lý những người có trách nhiệm như thế nào trong việc chưa được duyệt vốn dự án nhưng đã ký thực hiện dự án?”.

Trả lời các ĐB, Giám đốc Sở KH&?T Ng? V?n Qu? ĐT Ngô Văn Quý cho biết trách nhiệm để nợ XDCB thuộc về chủ đầu tư và các ngành chức năng vì buông lỏng quản lý. Trong đó nhiều cơ quan tham mưu về lĩnh vực không quyết liệt tham mưu cho TP xử lý. Ông Quý cho hay TP đã đưa ra các giải pháp để năm 2015 giải quyết dứt điểm vấn đề này. Trước câu hỏi của nhiều ĐB về việc nợ XDCB năm 2013 có phải chỉ dừng ở con số hơn 3.200 tỉ đồng hay không vì số liệu thống kê chỉ đến tháng 6-2013, ông Quý xin trả lời bằng văn bản vì chưa có con số thống kê chính thức sáu tháng cuối năm.

Ai chịu trách nhiệm việc cho thuê khu Zone 9?

Tại phiên chất vấn, nhiều ĐB tỏ ra lo ngại trước tình trạng chuyển nhượng trái phép đất công, đất nông nghiệp, sự buông lỏng, thậm chí làm ngơ của cơ quan quản lý nhà nước cho tình trạng này. “Nguyên nhân nào để xảy ra lấn chiếm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công? Có hay không việc cơ quan quản lý làm ngơ?” - ĐB Nguyễn Nguyên Quân đặt câu hỏi.

Trả lời, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh cho hay nguyên nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, làm nhà trên đất nông nghiệp là quản lý nhà nước. Những trường hợp vi phạm lớn phải có thanh tra xử lý, kể cả xử lý cán bộ. “Chúng tôi đã chỉ đạo sát sao, liên tục thường xuyên, nơi nào có bức xúc sẽ tiếp tục thanh, kiểm tra” - ông Khanh nói.

Liên quan đến việc lập dự án, chuyển nhượng sang tay dự án, ĐB Nguyễn Hoài Nam nêu vấn đề: “Có bao nhiêu dự án vi phạm nghiêm trọng liên quan tới lập dự án, bán dự án? Đoàn giám sát HĐND TP đã chỉ rõ một số địa điểm vi phạm, vậy quan điểm xử lý của TP về vấn đề này như thế nào?”.

Ông Khanh trả lời: “Luật hiện hành cho phép chuyển nhượng dự án và khi thực hiện phải nộp ngân sách đầy đủ. TP không bao che dung túng, cổ vũ cho vi phạm. Tuy nhiên, cá biệt cũng có những DN làm ăn chụp giựt, chúng tôi đã thanh, tra kiểm tra một số trường hợp”.

ĐB Nguyễn Hoài Nam chất vấn tiếp: “Năng lực chủ đầu tư không có thì trách nhiệm thuộc về ai? Tôi lấy hai ví dụ là tại Nhà máy rượu Hà Nội đã có 3-4 chủ đầu tư hay như khu đất của Xí nghiệp dược TW 2 (khu Zone 9 vừa xảy ra vụ cháy làm sáu người chết - PV) đã bán cho công ty khác, công ty khác lại cho thuê, vậy ai chịu trách nhiệm đây? Chúng tôi cần các đồng chí cung cấp danh mục các chủ đầu tư dự án ung dung thu tiền gây phản cảm về quy hoạch, có chỗ còn thả bò, biến tướng đầu tư”.

Trả lời về vấn đề này, ông Khanh cho biết hiện nay danh sách các đơn vị vi phạm pháp luật đến mức xử lý thu hồi cũng có đầy đủ. Tuy nhiên, việc thu hồi dự án cũng giống giao đất, phải làm chặt chẽ vì phần lớn các doanh nghiệp có kiến nghị khiếu nại tố cáo. “Hai doanh nghiệp như ĐB Nam nêu đến thời điểm này chưa có việc chuyển nhượng. Sắp tới tiến hành thực hiện dự án chúng tôi sẽ lưu ý. Khu đất của Xí nghiệp dược TW2 có chuyện cho thuê. Hiện quận Hai Bà Trưng tiến hành thanh tra, kiểm tra, đình chỉ hoạt động ở đây” - ông Khanh nói.

TRỌNG PHÚ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm