Hiến định nguyên tắc tranh tụng tại tòa

Ngoài những nội dung sửa đổi nêu trên, dự thảo sửa đổi HP 1992 có nhiều điểm mới so với HP hiện hành như:

- Quy định rõ cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

- Bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập. Ngoài Hội đồng HP (Điều 120), còn có quy định về Hội đồng Bầu cử Quốc gia (Điều 121) và Kiểm toán Nhà nước (Điều 122). Quy định những thiết chế này để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN.

- QH có quyền thành lập ủy ban lâm thời. Điều 83 dự thảo quy định: “Khi cần thiết, QH thành lập ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định”. Việc bổ sung này nhằm để bảo đảm quyền chủ động của QH trong việc thiết lập các tổ chức bộ máy nhằm phục vụ việc cung cấp thông tin độc lập, khách quan cho QH.

- Bổ sung nhiều nguyên tắc tiến bộ trong hoạt động của tòa án. Cụ thể, Điều 108 bổ sung nguyên tắc “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm”. Bổ sung, nâng lên tầm hiến định nguyên tắc quan trọng có tính đặc thù của hoạt động xét xử, đó là “tranh tụng tại phiên tòa”. Đồng thời, bổ sung quy định mở để có thể áp dụng thủ tục xét xử bằng một thẩm phán (thủ tục rút gọn) đối với một số vụ án.

TTH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm