Hiểu rõ Chính phủ là lợi thế

. Ông nói việc biết rõ “bài” của Chính phủ là một thuận lợi cho tân Chủ tịch QH. Cụ thể là những điểm nào?

+ Nếu là những nước tam quyền phân lập thì việc một người từ nhánh quyền lực này chuyển sang nhánh quyền lực khác hoạt động sẽ rất khó. Nhưng ở nước ta, tôi cho là một thành viên Chính phủ, lại là phó thủ tướng sang đảm nhận chức Chủ tịch QH sẽ gặp nhiều thuận lợi. Vì quyền lực Nhà nước của chúng ta là quyền lực thống nhất, người làm hành pháp cũng hiểu bên lập pháp, tư pháp.

Ngoài ra, cơ quan lập pháp ở ta chủ yếu là xem xét thông qua các dự án luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong khi đó, bản thân một vị phó thủ tướng đã tham gia vào rất nhiều quá trình trên cho nên hiểu rất rõ công việc của Chính phủ. Riêng với chức năng giám sát, bên Chính phủ cũng thường xuyên chịu sự giám sát của QH nên giờ ở vai trò người giám sát thì chắc chắn sẽ thuận lợi.

. Nhưng cũng sẽ có những khó khăn chứ, thưa ông?

+ Đúng là cũng có khó khăn nhưng sẽ không nhiều. Cái khó khăn ở đây là khi ở Chính phủ thì làm việc theo chế độ thủ trưởng nhưng ở QH thì khác. Vì QH là cơ quan đại diện cho dân nên anh không phải là thủ trưởng mà chỉ là người giữ cương vị điều hòa hoạt động của các cơ quan QH. Khi chủ trì cuộc họp QH, anh chỉ là người điều hành và không được lồng ý kiến cá nhân vào trong đó mà phải làm sao để khi có các ý kiến khác nhau thì phải giải thích, tranh thủ được sự ủng hộ của đa số. Bởi ở QH là quyết định theo đa số, dân chủ và cởi mở.

. Việc biết rõ các hoạt động của Chính phủ có dẫn đến sự dễ dãi trong các quyết định không?

+ Tôi không cho là như thế. Vì QH quyết định theo tập thể. Trước khi đưa vấn đề gì ra cũng phải bàn bạc ở UBTVQH với nhiều người tham gia, rồi có báo cáo thẩm tra của các ủy ban nên ý kiến cá nhân cũng chỉ là một lá phiếu. Bên cạnh đó, khi đưa ra QH thì còn ý kiến và quyết định của chính đại biểu nữa.

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm