Hộ khẩu, bỏ hay giữ?

Lý do là chính sách hộ khẩu đã tạo khoảng cách bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn, hạn chế sự tự do của người dân nông thôn khi đến các thành phố lớn mưu sinh. Có tờ báo còn cho rằng hộ khẩu là rào cản khiến lao động nhập cư mất đi nhiều quyền lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...

Tương tự Trung Quốc, Việt Nam hiện cũng là số ít quốc gia duy trì hộ khẩu. Điều 24 Luật Cư trú nói rằng: “Sổ hộ khẩu (…) có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”. Mặc dù luật đã thông thoáng hơn trước rất nhiều nhưng thực tế, khi di chuyển từ nông thôn ra thành phố, công dân muốn có hộ khẩu vẫn phải đáp ứng nhiều điều kiện về nơi ở, việc làm…

Chính vì sự chặt chẽ này nhiều công dân ngoại tỉnh đã không được hưởng quyền lợi đầy đủ như “người thành phố”. Trong khi đó, sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành phố là một tất yếu khách quan theo đà phát triển của kinh tế.

Theo báo cáo ngày 15-12-2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 73,5% lực lượng lao động cả nước tập trung phần lớn ở nông thôn, có nơi đặc biệt cao như các vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc (trên 85%). Trong khi đó, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung ở những khu đô thị lớn: Đông Nam Bộ chiếm gần 37% số doanh nghiệp, vùng đồng bằng sông Hồng chiếm hơn 27% số doanh nghiệp. Báo cáo của Bộ cho hay lao động ngoại tỉnh chiếm trên 60% số lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM.

Chính vì thế, người ngoại tỉnh vẫn ùn ùn kéo về TP làm việc, mua nhà, sinh con…, đặt chính quyền vào bài toán khó giải. Trong đó khó nhất là vừa xây dựng đô thị văn minh, sạch đẹp, vừa đảm bảo các quyền (như quyền tài sản, lao động, hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục…) cho mọi công dân một cách công bằng theo hiến pháp.

Trong vòng quay đó, hộ khẩu tỏ rõ là một công cụ lạc hậu, vừa không đạt được mục tiêu quản lý, vừa có thể là tiền đề cho nhũng nhiễu. Sự tiến bộ của công nghệ thông tin hiện hành có thể giúp quản lý dân cư rất chính xác, nhanh chóng.

Việt Nam cũng nên bỏ hộ khẩu và thay bằng cách quản lý khác?

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm