Học giả Trung Quốc bác bỏ “đường lưỡi bò”

Ngày 14-6, tại hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc) nói:

(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường chín đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng chín đoạn, còn gọi là Đường lưỡi bò, hay Đường hình chữ U ); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.

Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên Hiệp Quốc” năm 1982.

Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường chín đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.

Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.

Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.

Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).

Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hòa bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết...

(Theo Tiền Phong)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm