Năng lực nói “có” và “không”

phát biểu trên báo chí, dù cho ông trưởng Ban QLDA của EVN đã thản nhiên tuyên bố trên truyền hình rằng “không có vấn đề gì; vết nứt do chúng tôi cố tình tạo ra” rồi sau đó lại xác nhận “có vấn đề”…

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã vào cuộc để có báo cáo chính thức. Tuy nhiên, với kiểu phát ngôn “sáng đúng, chiều sai, sớm mai lại đúng” của đại diện chủ đầu tư là EVN khiến hàng vạn hộ dân sinh sống dọc bờ sông và cư dân cả một thị trấn nằm dưới đập hơn 7 km lại vô cùng lo ngại…

Tương tự thế, sau khi một lãnh đạo VNPT tuyên bố trên báo về chủ trương sáp nhập hai mạng điện thoại di động lớn là VinaPhone và MobiFone, lãnh đạo Bộ TT&TT đã phải trấn an rằng Bộ chưa có ý kiến gì về việc “thâu tóm” của tập đoàn này bởi điều đó có thể đụng đến quyền lợi của hàng chục triệu khách hàng sử dụng điện thoại di động.

Rõ ràng trong các sự kiện kể trên, sự xung đột lợi ích đã xảy ra khi một bên là lợi ích của một DN (kể cả DN nhà nước) và một bên là lợi ích của số đông người dân. Có lẽ chính vì lợi ích của số đông ấy mà đại diện cơ quan nhà nước buộc phải lên tiếng trong bối cảnh báo chí, dư luận xã hội và đông đảo người đọc vẫn đang theo sát diễn biến sự việc từng ngày, từng giờ…

Từ đó mới thấy trong điều kiện bùng nổ thông tin, mọi sự kiện, vấn đề đều có thể được chia sẻ, bàn luận và phản biện ngay lập tức từ rất nhiều nguồn thì năng lực truyền thông của cơ quan nhà nước (trong trường hợp này là hai tập đoàn EVN và VNPT và hai bộ quản lý ngành) bắt buộc phải nâng lên. Không chỉ là một cơ chế phản ứng nhanh nhạy, chia sẻ thông tin đầy đủ, kịp thời, mà còn là khả năng diễn đạt, thuyết trình và hùng biện của người đại diện cho tổ chức, cơ quan nhằm chiếm giữ diễn đàn, qua đó chiếm giữ niềm tin của người dân.

Thực tế hiện mới chỉ có Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin do Thủ tướng ban hành (Quy chế 77/2007) dành cho cơ quan hành chính nhà nước, song dường như việc thực thi còn qua loa, chiếu lệ nên đã vài lần Thủ tướng phải ra văn bản chấn chỉnh, chứ rất ít cơ quan nhận thức rằng năng lực truyền thông có được nâng cao thì cũng chính là vì lợi ích cho mình chứ không phải “ân huệ” cho báo chí hay dân chúng.

Đơn giản nhất là có năng lực thì mới biết nói “có” và “không”!       

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm