TS CAO SỸ KIÊM, NGUYÊN THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:

Phí “bôi trơn” khiến giá BĐS tăng cao

Trong điều kiện hiện nay, thu nhập, khả năng tài chính như thế và với mức giá như thế thì người dân không thể mua được, dẫn đến lượng tồn kho lớn. Phí bôi trơn đang tạo ra hậu họa cho thị trường bất động sản và toàn xã hội.

Ngoài ra, phí bôi trơn có thể do cơ chế chính sách có sơ hở, do thoái hóa trong bộ máy hoặc do sự giám sát của các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Người đầu tư người ta không muốn bôi trơn nhưng nếu không bôi trơn thì không được việc. Để ngăn chặn và xử lý tình trạng này, cần truy lại nguồn gốc “bôi trơn” để xử phạt đúng địa chỉ, đúng trách nhiệm. Những người đã “ăn phần” vào đây cũng cần phải truy trách nhiệm.

(Theo Tamnhin.net)

Ông HUỲNH VĂN GÀNH, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang:

Luẩn quẩn chuyện được mùarớt giá

Đến thời điểm này, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được hơn 60% diện tích lúa. Như vậy, gần 40% sản lượng lúa còn lại sẽ rất khó tiêu thụ hoặc chịu cảnh rớt giá sau khi thời gian mua tạm trữ 1 triệu tấn đã kết thúc. Nếu tình hình xuất khẩu gạo không được thuận lợi thì chắc chắn người trồng lúa sẽ thêm phần gánh nặng.

Thật ra thì các địa phương ở ĐBSCL hoàn toàn có thể chủ động được việc thu mua tạm trữ lúa theo hướng có lợi cho nông dân. Các DN cũng thừa khả năng để cùng hợp tác với nông dân trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, nếu cứ để VFA độc quyền xuất khẩu thì nông dân vẫn còn luẩn quẩn “được mùa rớt giá”. Bởi lẽ lúc thị trường có chuyển biến tốt, giá lúa lên cao thì các DN thường ít chịu đi thu mua cho nông dân hoặc ngược lại...

(Theo Người Lao Động)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm