Xét xử tham nhũng là thước đo của niềm tin nhân dân

Buổi làm việc để thông qua dự thảo kết luận kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng từ 1-1-2011 đến 30-6-2014 tại tỉnh.

Trong giai đoạn trên, thanh tra đã tiến hành hơn 2.300 cuộc thanh tra, tập trung vào nhiều lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Qua thanh tra, phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã chuyển tới cơ quan điều tra. Tuy nhiên, nhiều vụ án tham nhũng khi xét xử tòa áp dụng hình phạt còn chưa thực sự nghiêm minh.

Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: T.KHÁNH

Ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng các án khác không trả đi trả lại mà án tham nhũng lại trả đi trả lại, việc này tạo cho người dân có một dấu hỏi lớn. “Tội tham nhũng rất nhạy cảm, nếu án nhỏ dần thì sẽ làm niềm tin của người dân vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng giảm dần. Người dân sẽ đặt vấn đề khi các đồng chí đình chỉ nhiều thế, miễn nhiều thế và treo nhiều thế” - ông Bình nói.

“Án oan, sai là một trong những mũi quan trọng mà Ban Nội chính Trung ương đang tập trung chỉ đạo các ban nội chính cấp tỉnh tiến hành nghiên cứu kỹ”. Ông Phan Đình Trạc, Phó ban Nội chính Trung ương, cho biết như vậy tại hội nghị giao ban công tác nội chính, phòng chống tham nhũng 15 tỉnh, TP khu vực miền Trung-Tây Nguyên ngày 27-12. Theo ông Trạc, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến oan sai là do trình độ, kiến thức, trách nhiệm, kinh nghiệm của những người tiến hành tố tụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm