Chủ tịch TP.HCM lý giải việc nâng chỉ tiêu tăng trưởng

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã trình xin ý kiến trước hội nghị về nâng chỉ tiêu tăng GRDP từ 8,1%-8,5% lên 8,4%-8,7%.

Sáng nay 1-12, báo giới đã có cuộc phỏng vấn với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về vấn đề này. Pháp Luật TP.HCM ghi lại ý kiến của ông.

.Thưa ông, lý do nào TP lại đi đến quyết định nâng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

+ Ông Nguyễn Thành Phong: Khi quyết định nâng chỉ tiêu GRDP từ 8,1%-8,5% lên 8,4%-8,7% thì kéo theo các chỉ tiêu khác cũng điều chỉnh tăng lên, trong đó bao gồm chỉ tiêu về năng suất lao động tổng hợp (TFP) từ 35% lên 36%, tổng vốn đầu tư xã hội cũng tăng từ 30% lên 35%. Những chỉ tiêu đó logic với nhau.

Khi các ủy viên UBND TP thảo luận, tôi đã đặt ra vấn đề đó. Vì thứ nhất, nếu anh muốn có nguồn thu theo chỉ tiêu trung ương giao thì phải thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ hai là trong phần đánh giá của các cơ quan tham mưu, mà cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư, khẳng định tiềm năng huy động đáp ứng cho sự phát triển các ngành của TP vẫn còn. Vấn đề là phải có cơ chế giải pháp thế nào để đưa nguồn lực này vào phát triển.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong trả lời báo chí sáng nay. Ảnh: TÁ LÂM

Chín nhóm ngành dịch vụ chủ yếu của TP hiện nay địa dư phát triển vẫn còn nếu có chính sách phù hợp. Đơn cử ngành du lịch của TP vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nó.

Trong các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay, xu thế công nghiệp chế biến chế tạo có chuyển dịch rất hiệu quả trong năm 2016. Điều đó đã mang tới quy mô của ngành này gia tăng, tốc độ tăng trưởng nâng lên. Đề án công nghiệp hỗ trợ vừa rồi bước đầu rất khả quan, thu được những kết quả rất tốt.

Trong năm 2017, TP sẽ tiếp tục thúc đẩy để có hiệu quả hơn, sẽ tạo nên lực đẩy gia tăng sản xuất lớn hơn.

. Còn về mặt quản lý, thưa ông?

+ Điều tôi vừa nói ở trên là về mặt sản xuất, về mặt vận hành của các ngành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng có những yếu tố thuộc về quản lý, nếu anh khai thác có hiệu quả thì sẽ lại là nhân tố để thúc đẩy sản xuất.

Ví dụ như trong ùn tắc giao thông, nếu tổ chức lại giao thông tốt thì sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực cho xã hội. Tóm lại, tất cả nhân tố đó đều là nguồn lực phát triển nếu biết tổ chức khai thác.

. Việc cắt giảm ngân sách cùng với tác động bất lợi bên ngoài có ảnh hưởng gì đến quá trình tăng trưởng mà vẫn nâng chỉ tiêu. Hai yếu tố đó tác động thế nào?

+ Tất nhiên, việc cắt giảm đó ít nhiều tác động đến tăng trưởng của TP nhưng không phải vì thế mà chúng ta không có những nỗ lực vượt qua khó khăn đó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm