Chuyện ‘giáo sư’ trên chính trường các nước

Bà Jane Halton giữ chức danh “giáo sư kiêm nhiệm” (adjunct professorships), hợp tác nhưng nằm ngoài biên chế của ĐH Canberra và ĐH Sydney, tờ The Guardian cho biết. Tuy nhiên, trong các văn bản chính thức, bà Halton tự mô tả mình là “giáo sư”.

Bà Jane Halton

Vào thời gian đó, trong nhiều nội dung nằm trên cổng thông tin của Bộ Tài chính Úc, tư liệu chính phủ như lời nói đầu trong báo cáo thường niên 2013-2014 hay quyết định quảng cáo toàn quốc bán cổ phần ngân hàng Medibank đều sử dụng ký tên là “giáo sư Jane Halton”. Các văn bản liên quan đến chức vụ trước đó của bà là bộ trưởng Y tế Úc cũng có các đề cập chức danh tương tự.

Theo tờ The Guardian, cả hai trường đại học nói trên đều có chính sách cấm rút ngắn chức danh, yêu cầu các cá nhân phải nêu đầy đủ chức danh cộng với tên trường đại học. Chính sách của ĐH Sydney yêu cầu chức danh phải luôn được nêu đầy đủ. ĐH Canberra thì yêu cầu: “Trong tất cả văn bản trường và bên ngoài, phải sử dụng chức danh đầy đủ. Việc rút ngắn là không phù hợp”.

Người phát ngôn của Bộ Tài chính Úc cho biết bà Halton biết rõ về chính sách của các trường và chức danh khoa bảng của bà được nêu đầy đủ trong lý lịch cá nhân trên cổng thông tin của cơ quan này. Sau khi được các trường phản ánh, Bộ Tài chính Úc đã bắt đầu cập nhật lại thông tin chức danh của bà Halton trong các văn bản, lấy lý do là trục trặc kỹ thuật trong hệ thống soạn thảo nội dung.

Bà Halton không phải là chính khách đầu tiên tại Úc gặp trục trặc liên quan đến chức danh khoa bảng tại trường đại học. Vào năm 2013, ĐH Bond đã liên hệ với ông Clive Palmer, lãnh đạo một đảng chính trị tại Úc, yêu cầu ông chấm dứt tự mô tả bản thân là “giáo sư Palmer” trong khi ông thật ra là một giáo sư kiêm nhiệm của trường.

Trong khi có những chính khách “mang theo” chức danh khoa bảng vào chính trường, lại có những chính trị gia khác quyết định tạm ngưng những chức vụ học thuật để chuyên tâm vào việc công.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice

Nhân vật có tiếng tăm nhất có thể kể đến cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Trước khi là thành viên của chính phủ Tổng thống George W. Bush, bà Rice làm việc trong bộ môn khoa học chính trị tại ĐH Stanford. Bà giữ vị trí trợ lý giáo sư từ năm 1981 đến năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm phó giáo sư. Đến năm 1989, bà được mời làm cố vấn cho Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) về các vấn đề Liên Xô. Tuy nhiên, tại ĐH Stanford, nếu vắng mặt hơn hai năm thì học giả sẽ bị mất chức danh khoa bảng nên đến năm 1991 bà trở về trường làm việc. Bà được bổ nhiệm chính thức làm giáo sư vào năm 1993 và giữ chức vụ “Provost” (tương đương với phó viện trưởng) trong ban lãnh đạo nhà trường. Bà chịu trách nhiệm quản lý ngân sách hàng triệu USD của Stanford. Dưới bàn tay của bà, các khoản thâm hụt của trường đã được khắc phục và chỉ sau hai năm trường đã có khoản dư lên đến 14,5 triệu USD.

Tuy nhiên, đến ngày 17-12-2000, bà đã từ bỏ vị trí tại Stanford cùng chức danh khoa bảng tại trường để chuyên tâm cho công việc trong chính phủ của Tổng thống Bush.

Đến năm 2008, bà Rice mới trở lại với “mái nhà” Stanford.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.