CTN Trương Tấn Sang nói gì về tranh chấp trên biển?

Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề cập nhiều vấn đề hệ trọng trong quan hệ giữa hai nước với bề dày hơn 40 năm phát triển

Trong bài phát biểu có đoạn: Thế giới chúng ta đang đứng trước các thách thức phức tạp, đa chiều, ngày càng gay gắt, từ các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh hạt nhân, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cho tới những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước…

Để vượt qua những thách thức trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao, cần đổi mới tư duy và cách nhìn nhận đánh giá môi trường chiến lược cũng như phương thức hợp tác và quan hệ giữa các nước. Việt Nam tin rằng các mục tiêu an ninh, phát triển và vị thế của mỗi quốc gia chỉ đạt được khi mỗi quốc gia gắn vận mệnh của mình với vận mệnh chung của khu vực và thế giới.

“Trên tinh thần đó, đối với những vấn đề tranh chấp trên biển, Việt Nam trước sau như một, kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”- Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cũng cho hay bên cạnh thúc đẩy hợp tác song phương, hai nước Việt Nam-Nhật Bản còn hợp tác tích cực trên nhiều diễn đàn đa phương quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+),... Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có vai trò và vị thế xứng đáng trên trường quốc tế, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam đánh giá cao những sáng kiến quan trọng của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác chung duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, trong đó có sáng kiến về Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF).

PV

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm