Đại biểu của dân mà 'im lặng' thì phải thấy ngượng

Tại cuộc tọa đàm, các ĐB đều đồng ý mối quan hệ giữa ĐBQH và báo chí càng cởi mở bao nhiêu thì hoạt động của ĐBQH càng hiệu quả, tiếng nói của người dân càng được phản ánh trên diễn đàn QH bấy nhiêu.

“Thực tế vẫn có nhiều ĐBQH e ngại trong việc trả lời báo chí, vì qua việc trả lời, cử tri sẽ nhận biết được thực chất ĐBQH như thế nào. Tuy nhiên, nếu thể hiện tốt thì đây là kênh thông tin hữu hiệu nhất để ĐBQH xây dựng hình ảnh của mình trước cử tri và công chúng”- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến nói.

Cuộc toạ đàm báo chí với hoạt động của Quốc hội diễn ra sáng nay 29-9

Cuộc tọa đàm báo chí với hoạt động của Quốc hội diễn ra sáng nay (29-9).

Theo đó, các ý kiến đều đồng ý các ĐB cần nâng cao kỹ năng tương tác, khắc phục sự e ngại đối với báo chí, coi việc tiếp xúc và trả lời báo chí vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của ĐBQH vì “muốn một QH minh bạch, vì dân thì phải coi việc tiếp xúc với báo chí là trách nhiệm của ĐBQH”.

Theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương, ĐBQH cần thông qua kênh báo chí để đưa những vấn đề của người dân mà mình đại diện.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương.

“Tôi là một ĐBQH mà có lẽ cả cuộc đời tôi không dính đến nông nghiệp và phân bón nhưng tôi lại là ĐBQH có những bài phát biểu nói rất nhiều về phân bón giả. Tôi thấy tiếc vì có nhiều ĐB liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, thậm chí có ông đại diện cho mấy chục triệu nông dân mà không ý kiến nói năng gì. Tôi nghĩ các ĐB liên quan đến lĩnh vực đó có thể phải cảm thấy “ngượng” khi tôi nói. Mình là ĐB của dân, đại diện cho nông dân mà những vấn đề liên quan sát sườn đến sinh mạng của nhân dân mà mình lại không nói” - ông Cương chia sẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm