“Đập Sông Tranh 2 không an toàn như EVN nói!”

. Thưa giáo sư, là người trực tiếp lên xem xét, chứng kiến sự cố tại đập thủy điện Sông Tranh 2, giáo sư nhận định đập có an toàn như EVN nói không?

“Đập Sông Tranh 2 không an toàn như EVN nói!” ảnh 1
+ Đây là sự cố rất nguy hiểm và đập không hề an toàn như EVN nói. Các điểm rò rỉ nước tại đập là không an toàn và không bình thường. Đập Sông Tranh 2 có thân đập quá cao, hồ chứa nước vô cùng lớn nên tính chất nguy hiểm trong sự cố rò rỉ nước này càng lớn hơn so với các sự cố ở thủy điện khác. Đó là chưa nói đến vấn đề thủy động sẽ làm tăng áp suất có thể làm nứt đập gây hậu quả khôn lường. Trong trường hợp có động đất lớn, thủy động sẽ vô cùng lớn và áp suất có thể làm vỡ đập, dịch chuyển những khối bê tông của đập.

EVN lý giải sự cố rò rỉ nước là do thấm nước, tắc nghẽn ống nước. Tôi hoàn toàn không đồng tình. Nếu thấm thì toàn bộ thân đập phải ướt, còn đây lại rò rỉ và phun ra thành vòi. Tôi đang sợ là không chỉ thân đập bị nứt mà còn nứt ở cả nền và chân đập. Khi bị nứt thì nước sẽ chảy vào bên trong thân đập gây xói mòn do áp lực nước có tốc độ rất lớn. Đập này lại nằm trong khu vực động đất nên càng vô cùng nguy hiểm.

. Vậy có cách nào khắc phục sự cố nguy hiểm này không thưa giáo sư?

+ Thứ nhất, EVN nhanh chóng hạ mực nước trong hồ, sau đó kiểm tra phần thượng lưu chỗ nào nứt, rò rỉ nước thì khoan và bơm phun bê tông mác cao đúng kỹ thuật vào chỗ nứt. Thứ hai, là để nguyên như hiện nay nhưng phải đưa máy móc hiện đại cùng các chuyên gia giỏi vào để tìm nguyên nhân, kiểm tra điểm nứt để khắc phục từ bên trong. Theo tôi cách khắc phục thô sơ từ bên ngoài và ở phía hạ lưu thân đập của EVN là rất sơ sài. EVN tốt nhất phải nhanh chóng khắc phục sự cố này trước mùa mưa. Chứ nếu mưa lũ đến, nước dâng cao tạo thủy động lớn làm tăng áp suất trong lòng hồ thì vô cùng nguy hiểm cho người dân vùng hạ lưu.

. Theo giáo sư thì phần lỗi ở sự cố này nằm ở chỗ nào? Làm thế nào để khắc phục?

+ Nguyên nhân lỗi chắc chắn nằm trong phần thi công.

Theo tôi, trước tiên là phải liên hệ với Hội Liên hiệp Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam để tìm những chuyên gia giỏi trong nhiều ngành có liên quan đến thủy điện gồm: chuyên gia về động đất, địa chất, thủy lực, kết cấu, thi công và cả chuyên gia về xử lý công trình đập thủy điện. Từ đó thành lập một hội đồng tư vấn giám định độc lập. Hội đồng này sẽ làm các cuộc hội chẩn “bắt” bệnh cho đập thủy điện Sông Tranh 2. Chứ để các chuyên gia của EVN thẩm định, đánh giá và khắc phục sự cố thì không khách quan và chẳng ai giám nhận sai, thiếu sót đâu.

Ngoài ra, cần phải lập kế hoạch, lên kịch bản để ứng phó và di tản người dân. Bất kỳ một công trình nào vấn đề an toàn cho người dân phải được đưa lên cao nhất. Trước khi xây dựng, họ đều lên trước các kịch bản để ứng phó nếu sự cố xảy ra.

. Xin cảm ơn giáo sư.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.