'Đường còn nguyên xi, mỗi năm bỏ 100 triệu làm gì?'

Báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND TP, đại diện Sở Tài chính TP.HCM cho biết TP đã bố trí khoảng 82,7 tỉ đồng cho dự án này từ năm 2008 đến nay. Trong đó mới bố trí đầu năm 2016 là 80 tỉ đồng để thực hiện dự án sau khi dự án đã được phê duyệt; 2,7 tỉ đồng được bố trí qua các năm để phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư.

Cụ thể năm 2008, năm 2009 và  năm 2012 bố trí 100 triệu đồng, năm 2014 bố trí 200 triệu đồng,...

'Đường còn nguyên xi, mỗi năm bỏ 100 triệu làm gì?' ảnh 1
Dự án Cầu Bưng vướng với dự án đường Lê Trọng Tấn. Trong ảnh: Đường Lê Trọng Tấn. Ảnh: LÊ THOA

Trước báo cáo của Sở Tài chính, Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Lâm chất vấn: “Đường còn nguyên xi mà mỗi năm bỏ 100 triệu đồng qua làm gì?” và yêu cầu Sở Tài chính kiểm tra và báo lại cho TP ngay.

Được biết dự án Cầu Bưng thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú được Sở GTVT TP.HCM phê duyệt vào ngày 30-10-2014 với tổng mức đầu tư thực hiện dự án là khoảng 514 tỉ đồng. Ở quận Bình Tân, dự án Cầu Bưng chiếm khoảng 7.757 m2, ảnh hướng đến 51 hộ, trong đó có 10 hộ phải giải tỏa trắng. Ở quận Tân Phú, dự án chiếm khoảng 664 m2, ảnh hưởng đến hai công ty thuộc KCN Tân Bình.

Ông Nguyễn Minh Nhựt - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết vướng mắc của dự án Cầu Bưng là do chồng với dự án mở rộng đường Lê Trọng Tấn (được triển khai bồi thường từ năm 2006 đến 2009, 36 hộ dân đã nhận tiền đền bù, chín hộ còn lại chưa nhận vì không đồng ý). Sau khi có dự án Cầu Bưng thì dự án đường Lê Trọng Tấn đã bị ngưng lại, phát sinh thêm 10 hộ dân, dẫn đến có nhiều hộ dân đã nằm trong dự án đường Lê Trọng Tấn bị giải tỏa một phần, nay bị vướng vào dự án Cầu Bưng bị giải tỏa trắng. Hiện quận đang nghiên cứu, rà soát quỹ đất nền trong KCN Tân Bình để bố trí tái định cư tại chỗ cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) là một trong 10 hộ thuộc diện giải tỏa trắng của dự án Cầu Bưng và trước đây đã thuộc diện giải tỏa 750 m2 của dự án đường Lê Trọng Tấn còn nhiều băn khoăn: “Đối với dự án đường Lê Trọng Tấn tôi đã được bồi thường rồi nhưng giờ lại vướng vào diện giải tỏa trắng của dự án sau này làm tôi rất lo lắng, như vậy giờ việc bồi thường sẽ tính theo giá cả nào đây, phần bồi thường trước có bị trả lại không và việc bố trí tái định cư cho tôi như thế nào. Nhà tôi ở đây nhiều năm, buôn bán đều nhờ mặt tiền, giờ cho tôi lên chung cư thì không được đâu” - bà Phụng nói.

Ông Nguyễn Văn Lâm cùng đoàn đã đi khảo sát thực tế tại khu vực sẽ thi công dự án Cầu Bưng. Ông Lâm chỉ đạo việc chủ động thực hiện dự án còn chậm so với yêu cầu đặt ra để phát triển hệ thống giao thông TP, chính sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng cuộc sống của người dân... Các quận nên tổ chức nghe nguyện vọng của người dân ở đó, lưu ý phương án giải phóng mặt bằng, đền bù, bố trí tái định cư cho những hộ giải tỏa trắng và đánh giá tác động với những hộ ở lại.

'Đường còn nguyên xi, mỗi năm bỏ 100 triệu làm gì?' ảnh 2
Rạch Cầu Bưng thuộc dự án Cầu Bưng. Ảnh: LÊ THOA

'Đường còn nguyên xi, mỗi năm bỏ 100 triệu làm gì?' ảnh 3
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM (thứ ba từ phải sang) cùng đoàn ĐB giám sát thực tế tại khu vực thi công dự án Cầu Bưng. Ảnh: LÊ THOA

'Đường còn nguyên xi, mỗi năm bỏ 100 triệu làm gì?' ảnh 4
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM (thứ hai từ trái sang) cùng đoàn ĐB giám sát thực tế tại khu vực thi công dự án Cầu Bưng. Ảnh: LÊ THOA

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.