ếch, lươn bán ở chợ đầu mối bị nhiễm kháng sinh

Ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cho biết vào sáng 28-9.

Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, kết quả giám sát tại chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) trong tháng 8-2016 ghi nhận 5/15 mẫu thủy sản (hơn 33%) nhiễm kháng sinh cấm. Trong năm mẫu nói trên có đến hai mẫu (40%) ếch bị nhiễm enrofloxacine.

Trước đó, ngày 10-8, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM lấy mẫu ếch sống đang kinh doanh tại hai sạp trong chợ đầu mối Bình Điền để phân tích dư lượng kháng sinh cấm. Kết quả ghi nhận cả hai mẫu ếch nói trên đều “dính” enrofloxacine. Ngoài ra, kết quả phân tích một mẫu lươn kinh doanh tại đây nhiễm cùng lúc hai kháng sinh cấm là enrofloxacine và ciprofloxacine.

Đây là hai loại kháng sinh cấm sử dụng trong ngành thủy sản, nhằm mục đích trị bệnh cho tôm, cá, ếch... Các kháng sinh này gây ảnh hưởng trực tiếp lên người mang thai và trong giai đoạn cho con bú. Về lâu dài, enrofloxacine và ciprofloxacine tích lũy tới mức có nguy cơ gây đột biến gen, gây sảy thai…

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, cho biết chín tháng qua Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM kiểm tra và phát hiện 76/548 (gần 14%) mẫu thủy sản chứa kháng sinh cấm. Sau khi truy xuất, Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM ghi nhận các mẫu thủy sản vi phạm có nguồn gốc nhiều nhất ở An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng Nai. Chi cục đã lập hồ sơ và phạt với tổng số tiền là 214 triệu đồng.

“Tất cả sạp kinh doanh ếch, lươn, cá… trong chợ đầu mối Bình Điền nhiễm kháng sinh cấm đều bị xử phạt. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT TP.HCM cũng có công văn đề nghị cơ quan chức năng địa phương có mẫu thủy sản nhiễm chất cấm giám sát chặt cơ sở nuôi trồng và kinh doanh” - bà Cúc nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm