Gia đình không được đăng ký nghĩa vụ quân sự thay con em

Theo Ủy ban, có ý kiến đề nghị gia đình được đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thay khi công dân đi làm xa, điều chỉnh thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự là tháng sáu. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định công dân phải trực tiếp đến đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu là bắt buộc để cơ quan chức năng nắm được các thông tin về lý lịch, thể trạng sức khỏe của đối tượng đăng ký và cũng là yêu cầu để bản thân công dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như dự thảo Luật.

Dự thảo Luật quy định thời điểm công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự vào tháng tư hàng năm là kế thừa Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành, đã được thực hiện ổn định, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với quy định đăng ký nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong Luật dân quân tự vệ, nhằm tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Ảnh minh họa: baomoi

Về độ tuổi gọi nhập ngũ, vấn đề này có ba loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất: nhất trí như dự thảo Luật Chính phủ trình và đề nghị kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với cán bộ, công chức được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến 27. Loại ý kiến thứ hai: đề nghị giữ quy định độ tuổi gọi nhập ngũ như Luật NVQS hiện hành (từ đủ 18 đến hết 25 tuổi). Loại ý kiến thứ ba: đề nghị thống nhất độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 đến 27.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Hiến pháp. Do đó, quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi đối với công dân học đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên đại học vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ quân sự nhằm nâng cao chất lượng thanh niên gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm