Giết người đuổi đánh mình

Viện cho rằng hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, còn tòa bảo không phải.

Không phạm tội côn đồ

Dương chạy được một đoạn thì bị ngã, bị nhóm Thuận đến đánh túi bụi nên phải bỏ xe chạy thoát thân. Một lúc sau, thấy tình hình bớt căng thẳng, nhóm của Dương quay lại chỗ xe ngã. Dương được một người bạn đưa dao bảo đuổi theo nhóm Thuận “đâm chết nó luôn”. Đuổi kịp, Dương ôm Thuận lại rồi cầm dao đâm trúng ngực khiến nạn nhân chết.

Với hành vi trên, Dương và các đồng phạm bị truy tố về tội giết người theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS (phạm tội có tính chất côn đồ, có mức hình phạt tù 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Xét xử sơ thẩm ngày 24-5-2011, TAND tỉnh Phú Yên đã nhận định hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội giết người. Tuy nhiên, phía người bị hại cũng có lỗi khi việc cởi áo la hét của các bị cáo không ảnh hưởng gì đến mình nhưng đã đuổi đánh các bị cáo khiến xảy ra hậu quả chết người... Do đó, hành vi của các bị cáo chỉ phạm vào khoản 2 Điều 93 BLHS chứ không phải có tính chất côn đồ quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS như công tố viên quy kết.

Cuối cùng, xét các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa đã tuyên phạt Dương 10 năm tù, các bị cáo còn lại 3-4 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 (phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 tăng nặng).

Giết người đuổi đánh mình ảnh 1

Còn nhiều tranh cãi

Quanh vụ án đã có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi phạm tội của các bị cáo. Một quan điểm đồng tình với cơ quan điều tra, VKS cho rằng hành vi của các bị cáo là côn đồ. Bởi lẽ sau khi bị đuổi đánh, các bị cáo có thể xử lý bằng nhiều cách để không đẩy sự việc đi quá xa. Các bị cáo có thể nói chuyện phải trái với nhóm nạn nhân để giảng hòa. Các bị cáo cũng có thể báo với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc... Tuy nhiên, các bị cáo không chọn cách này là lại cầm dao đuổi theo đánh người bị hại. Điều này thể hiện tính chất côn đồ ăn thua, cay cú của các bị cáo.

Ngược lại, có ý kiến lại đồng tình với cách xử lý của tòa bởi lẽ hành vi của các bị cáo xuất phát từ lỗi của phía nạn nhân. Phía nạn nhân đã đuổi theo các bị cáo khiến các bị cáo té ngã, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều này có thể gây ra những ức chế không thể kiềm chế ở phía các bị cáo nên mới cầm dao đuổi theo đâm chết nạn nhân. Mặt khác, theo nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng của bị cáo thì không nên suy diễn coi hành vi phạm tội trên có tính chất côn đồ…

Cần hướng dẫn cụ thể

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, việc có quan điểm khác nhau như vậy bên cạnh cách đánh giá chứng cứ, áp dụng khác nhau thì một nguyên nhân nữa là do các quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng.

BLHS quy định “Phạm tội có tính chất côn đồ” là tình tiết định khung ở hai tội cố ý gây thương tích và giết người, đồng thời là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nhiều tội phạm khác. Tình tiết này có từ BLHS năm 1985 đến nay, tuy nhiên do chưa có một văn bản nào hướng dẫn nên trong thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc.

Theo Bình luận khoa học BLHS của tác giả Đinh Văn Quế thì “Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự để phạm tội…”.

Lâu nay, cơ quan tố tụng thường lấy đây làm “căn cứ, cơ sở” để áp dụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây cũng chỉ là tài liệu mang tính chất tham khảo. Thế nên tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” vẫn đang còn… tranh cãi khiến việc áp dụng tình tiết này trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những quan điểm khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

BT

SÔNG BA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm