Kẻ trộm từng lấy cắp thiết bị chứa phóng xạ tại TP.HCM

  Thiết bị có chứa nguồn phóng xạ từng bị lấy trộm được tìm thấy tại TP.HCM 

Ngày 18/9/2014, Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM đã ra thông báo khẩn trên toàn thành phố về việc truy tìm một thiết bị chụp ảnh NDT bị thất lạc. Thiết bị này chứa nguồn phóng xạ, có khả năng gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

Trước đó, ngày 12/9, nhân viên công ty APAVE (trụ sở trên đường Nguyễn Đình Khơi, phường 4, quận Tân Bình) đã làm thất lạc thiết bị có chất phóng xạ nguy hiểm. Sự việc ngay sau đó được trình báo với sở Khoa học - Công nghệ thành phố.

Sở đã chủ động họp khẩn với các đơn vị có liên quan (Công ty APAVE, Phòng PA 81 Công an TPHCM), tổ chức đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố, xác định hướng xử lý và triển khai công tác điều tra, xác minh, nhằm nhanh chóng thu hồi nguồn phóng xạ bị mất cắp.

Đến ngày 18-9. trong nỗ lực truy tìm thiết bị nguy hiểm, UBND TPHCM đã ra quyết định thành lập tổ công tác gồm các đơn vị như Sở Khoa học - Công nghệ, Phòng PA81 - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ, Công an quận Tân Bình và Trung tâm hạt nhân TPHCM với nhiệm vụ cụ thể được giao cho các thành viên. 

Các tổ công tác đã gần như "lục tung" Sài Gòn để truy tìm thiết bị. Một tổ phối hợp với Công an quận Tân Bình triển khai 4 nhóm xuống hiện trường để tìm kiếm, rà soát, đo hoạt độ phóng xạ tại những vị trí, khu vực nghi vấn trên đường Nguyễn Đình Khơi.

Một hướng khác đi kiểm tra, đo nồng độ phóng xạ tại các cơ sở phế liệu ở các phường trên địa bàn quận Tân Bình và các cửa hàng kinh doanh, mua bán sửa chữa các thiết bị điện cơ trên đường Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân. Một mũi khác kiểm tra, đo phóng xạ tại các cơ sở chợ Dân Sinh (quận 1), chợ Nhật Tảo (quận 10), chợ Kim Biên, chợ vật tư cầu Chà Và, đường Tạ Uyên, quận 5, đường Bùi Hữu Nghĩa (Bình Thạnh) và các địa điểm khả nghi ở các quận khác.

Các chiến sĩ Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an TP. HCM đã phối hợp với công an các quận, huyện, khảo sát, điều tra các cơ sở ve chai, phế liệu trên địa bàn, vận động, tuyên truyền để thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện thiết bị phóng xạ đã nêu trên. 

 Hai đối tượng đã trộm thiết bị chứa nguồn phóng xạ mà không hề biết nó cục kỳ nguy hiểm như thế nào. 

Đến 18h ngày 18-9, Công an Quận Tân Bình đã phát hiện và cô lập thiết bị tại địa chỉ nhà 111/15 tổ 46, khu phố 6, đường Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.

Một người dân trong khu vực qua đọc báo, biết được thành phố đang truy tìm một thiết bị giống với thiết bị mà mình từng gặp tại một phòng trọ gần nhà ông nên báo với cơ quan chức năng. Và Đặng Xuân Lưu (SN 1989, quê Quảng Ngãi) cùng Ngô Quốc Vương (SN 1991, trú quận Bình Tân) đã thú nhận đã gây ra vụ trộm chiếc máy chụp ảnh với nguồn phóng xạ Iridium-192 nguy hiểm, có thể gây chết người này. 

Hai tên trộm khai đã chạy xe máy đảo một vòng xem nhà ai sơ sở thì lấy trộm. Đến một căn nhà cao tầng, cả hai đột nhập vào kho của Cty APAVE rồi lấy đi máy chụp ảnh không phá hủy có chứa phóng xạ công nghiệp Model 880 Delta, rồi nhanh chóng tẩu thoát. Do không biết tác dụng của thiết bị này, cả hai mang đến một cơ sở thu mua phế liệu gần phòng trọ của Lưu để bán. Chủ cơ sở tưởng là máy bơm nước nên đã trả giá 200.000 đồng. Hai tên quyết định không bán, mang về nhà trọ chờ thời cơ tiêu thụ. Tuy nhiên, khi Lưu chưa kịp bán thiết bị nguy hiểm này thì bị công an phát hiện và bắt giữ.

Gắn định vị lên thiết bị nguồn phóng xạ
Ngay sau khi xảy ra vụ trộm thiết bị chứ phóng xạ, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có văn bản giao cho Sở Khoa học – Công nghệ và Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện việc gắn thiết bị định vị cho các nguồn phóng xạ tại TP.HCM.  

Theo Sở KH-CN TP.HCM hiện TPHCM có hơn bốn trăm thiết bị chứa nguồn phóng xạ (cả nước hơn 1.200 nguồn), chủ yếu là các thiết bị dùng trong công nghiệp, y tế và nghiên cứu. Kinh phí lắp đặt thiết bị sẽ được trích từ ngân sách của thành phố.

Mất máy chứa phóng xạ là vi phạm pháp luật nghiêm trọng 

Kẻ trộm từng lấy cắp thiết bị chứa phóng xạ tại TP.HCM ảnh 3
 
Theo TS Cấn Văn Minh, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát an toàn bức xạ - hạt nhân (ATBXHN)thuộc Bộ KH&CN, cá nhân, đơn vị để mất thiết bị phóng xạ sẽ 

bị xử lý theo Nghị định 107/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Người dân rất dễ nhận biết thiết bị có chứa nguồn phóng xạ vì trên các thiết bị bức xạ đều có in dấu hiệu cảnh báo bức xạ để mọi người dễ nhận biết (ảnh). 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm