Không nên hủy bỏ giấy khai sinh

Theo quy định của dự thảo Luật Căn cước công dân (CCCD), thẻ CCCD được cấp từ khi làm thủ tục khai sinh. Như vậy, khi trẻ được sinh ra, người nhà phải vừa đến cơ quan hộ tịch làm thủ tục đăng ký khai sinh (như hiện hành) vừa phải đến cơ quan công an làm thủ tục để cấp thẻ CCCD. Nhiều quan điểm cho rằng đây là vấn đề cần phải xử lý liên quan đến cả Luật Hộ tịch và Luật CCCD, nếu không sẽ phát sinh thêm giấy tờ, thủ tục tốn kém đối với người dân. Điều đó cũng đi ngược với mục tiêu đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục hành chính.

Theo đại biểu Lê Minh Trọng (Tây Ninh), chúng ta đang đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu các loại giấy tờ nhưng nếu quy định thế này “một người mới sinh ra đã phải làm đến hai lần giấy tờ, vừa đăng ký khai sinh vừa đi làm thẻ căn cước, rất phức tạp” - ông Trọng nói.

Về việc tiếp tục duy trì việc cấp giấy khai sinh (bản chính) hay chỉ làm thủ tục đăng ký khai sinh rồi trích lục sử dụng khi công dân có yêu cầu, nhiều đại biểu cho rằng không thể hủy bỏ việc cấp giấy khai sinh vì đây là căn cứ đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một công dân và là cơ sở nền tảng để làm các giấy tờ liên quan về sau cho công dân. “Giấy khai sinh là căn cứ đầu tiên chứng nhận cái quyền cơ bản nhất của con người” - đại biểu Trọng nói.

Theo đó, một số ý kiến cho rằng khi sinh ra vẫn có thể giữ nguyên đăng ký và cấp giấy khai sinh nhưng trên giấy khai sinh cấp luôn số định danh. Sau này khi đủ 14 tuổi thì chuyển sang thẻ căn cước. Hai loại giấy tờ này thuộc hai giai đoạn khác nhau, giao cho hai cơ quan khác nhau quản lý. Cụ thể, trước 14 tuổi giao cho Bộ Tư pháp, sau 14 tuổi giao cho Bộ Công an.

DƯƠNG HẰNG

 

Hôn nhân người nước ngoài giao cho cấp huyện?

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng đăng ký hộ tịch, hôn nhân người nước ngoài, nếu giao cho cấp huyện sẽ nảy sinh nhiều phức tạp dẫn đến sai sót. Theo ông Thuyền, Phòng Tư pháp cấp huyện chỉ có ba người, nay đăng ký hôn nhân người nước ngoài lại tiếp tục giao cho cấp huyện thì càng khó. “Khi giao cho cấp huyện về cải chính ngày tháng năm sinh thì nảy sinh nhiều sai sót rồi. Nhiều trường hợp gần đến nghỉ hưu thì lại xin cải chính… Thêm vào đó, đội ngũ tư pháp cấp huyện ít, trình độ thấp… nên dễ dẫn đến sai sót. Đặc biệt, Luật Hôn nhân Gia đình thì nên đưa vào Luật Hôn nhân Gia đình, không nên đưa vào hộ tịch” - ông Thuyền nói.

Về vấn đề này, đại biểu Võ Như Hoa (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng) cho rằng nếu phân cho cấp huyện thì phải có chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ tư pháp mới tránh được những sai sót.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị can Lê Viết Chữ

Nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt

(PLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu.