Ngày 30-4-1975 của công nhân Sài Gòn-Gia Định

Nhân dân Sài Gòn kéo về Dinh Độc Lập chào mừng quân giải phóng. Ảnh: Tư liệu

Đây là những công nhân đã trực tiếp tham gia nổi dậy, bảo vệ nhà máy, xí nghiệp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam 30-4-1975. Hoạt động này nhằm ôn lại truyền thống hào hùng, hiểu rõ hơn những đóng góp quan trọng của Ban Công vận, của đội ngũ công nhân Sài Gòn - Gia Định trong thời khắc lịch sử cách nay 40 năm. Qua đó để học tập, xây dựng, bảo vệ, phát triển và xây dựng giai cấp công nhân TP trong thời kỳ mới.

Bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch LĐLĐ TP, đã ôn lại các chặng đường đấu tranh sục sôi của phong trào công nhân TP.

Theo dòng lịch sử, trong hai ngày 29 và 30 tháng Tư năm 1975, trước khi đại quân tiến vào, dưới sự lãnh đạo của các cơ sở Đảng và Ban Công vận, quần chúng nhanh chóng vùng lên, treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu… và tỏa ra chiếm các công sở, đồn bót... Các chi bộ Đảng ở các xí nghiệp lãnh đạo công nhân chiếm công xưởng, nhà máy và các cơ sở sản xuất. Công nhân thành phố đã đảm bảo cho thành phố không một giờ mất điện, mất nước.

11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh chính thức lên Đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng, lúc này công nhân các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm lĩnh và làm chủ các mục tiêu được phân công.

Sáng ngày 1- 5-1975, đông đảo công nhân lao động tuần hành đến và Ban Công vận Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tiếp quản trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công của Trần Quốc Bửu và tổ chức mít tinh mừng Sài Gòn giải phóng. Đồng thời, Ban Công vận bắt liên lạc với các chi bộ Đảng trong các nhà máy, xí nghiệp, lãnh đạo công nhân phát huy quyền làm chủ, tiếp tục hoạt động, bảo đảm cung cấp các sản phẩm, vật tư cần thiết cho nhân dân và cho sản xuất...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm