Người nghèo làm 10 năm bằng người giàu làm 1 ngày

Đó là khảo sát của tổ chức Oxfam tại Việt Nam đưa ra tại buổi hội thảo về bất bình đẳng tại Việt Nam, diễn ra ngày 12-1.

Cũng theo tổ chức này, trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam chi hàng ngày cho nhu cầu thiết yếu. Thu nhập trong một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước.

Bên cạnh đó, Oxfam cũng cho rằng bất bình đẳng kinh tế đi kèm với bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội, khiến nhóm người nghèo nhất ở Việt Nam bị lề hóa khi lợi ích tập trung vào nhóm giàu. Việc người nghèo không được tiếp cận với các dịch vụ công như y tế, giáo dục do thu nhập thấp và bị phân biệt đối xử đang làm kìm hãm sự tiến bộ của nhóm hộ nghèo. Trong nhiều trường hợp, một hay hai trẻ em trong một gia đình phải “hi sinh” con đường học hành của mình…

Theo các đại biểu khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam ngày càng lớn. Ảnh: VIẾT LONG

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế khẳng định để giải bài toán bất bình đẳng giới cũng như nhiều vấn đề khác trong xã hội Việt Nam là thay đổi thể chế: “Trong báo cáo Việt Nam năm 2035 mà bà là thành viên tham gia xây dựng đã đề cập đến nhiều khía cạnh của xã hội như, vấn đề bình đẳng, khoa học, môi trường… Trong đó, ban soạn thảo đã phân tích các nguyên nhân tụt hậu, khiếm khuyết…

Từ đó, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp khác nhau, nhưng điểm cuối cùng, quan trọng nhất là cải cách thể chế. Việt Nam cần phải có một cuộc cải cách thể chế mạnh mẽ, thể chế sẽ quyết định tất cả các vấn đề. Chúng ta có 35 cải cách rồi, nhưng thể chế hiện nay chưa đủ để chúng ta tạo một nền tảng cho Việt Nam phát triển bền vững, công bằng trong tương lai…”- Bà Phạm Chi Lan khẳng định.

Đồng tình, tất cả đại biểu tại hội nghị đều cho rằng cải cách thể chế có vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng ở Việt Nam. Trong đó, đối với lĩnh vực giảm nghèo cần có sự công khai minh bạch kể cả tiêu chí xác định đối tượng, phân bổ nguồn lực.

Theo Bà Babeth Ngoc Han Lefur, Giám đốc Quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam, cho rằng khung chính sách hiện hành của Việt Nam chưa đủ để giải quyết các dạng bất bình đẳng đang ngày càng phổ biến trong xã hội, như bất bình đẳng vùng, các giới, nhóm dân tộc…

“Để ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn nữa Việt Nam cần nhìn nhận tất cả các dạng bất bình đẳng về kinh tế, cơ hội đang gia tăng tại Việt Nam để có các biện pháp chính sách giảm bất bình đẳng. Nếu không những người nghèo nhất và người thiệt thòi sẽ không được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế…”

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm