Nuôi chim cảnh phải có chứng nhận nguồn gốc

Số chim cảnh trên có khoảng 100 chim cảnh các loại như bù chao, chào mào, khách, sáo, cu, chích chòe… được nhốt trong 40 chiếc lồng. Do ông Dũng không có giấy tờ nên cơ quan chức năng phạt ông Dũng 3 triệu đồng và thả toàn bộ số chim này về môi trường tự nhiên.

Tại TP.HCM, thực trạng nuôi và kinh doanh chim cảnh xuất hiện khá nhiều. Không ít nơi còn tổ chức hội thi chim cảnh, chim hót… Ông Nguyễn Xuân Lưu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cho biết ngoài một số chim quý nằm trong danh sách đỏ cấm săn bắt thì các loại chim bình thường như bù chao, chào mào, khách, sáo, cu, chích chòe… được phép săn bắt theo mùa.

“Tuy nhiên, người săn bắt phải xin phép đơn vị chủ quản khu vực săn bắt, kể cả số lượng chim săn bắt. Sau đó, đơn vị chủ quản sẽ cấp giấy chứng nhận cho số chim vừa săn bắt” - ông Lưu nói.

Chim nuôi, chim kinh doanh phải có chứng nhận nguồn gốc. Ảnh: TRẦN NGỌC

Ông Lưu nhấn mạnh: “Hiện nay hầu như chim nuôi làm kiểng, chim cảnh buôn bán ngoài thị trường không có chứng nhận nguồn gốc. Do vậy, chủ nhân phải liên hệ với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để được hướng dẫn thủ tục pháp lý, cũng như tư vấn cách chăm sóc để an toàn cho vật nuôi và con người. Khi có đợt kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ phạt nếu chủ nuôi không có đủ giấy tờ”.

Trong khi đó, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết chim nuôi cứ sáu tháng phải được xét nghiệm để kịp thời phát hiện dịch bệnh. Đơn vị, cá nhân muốn tổ chức hội thi chim cảnh, chim hót phải xin phép cơ quan thú y và chính quyền địa phương để được giám sát.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm