Phải thay đổi cách tính lương với TP.HCM

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã đặt vấn đề như vậy tại buổi gặp gỡ với hơn 120 đại biểu trí thức TP sáng 28-5. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cùng chủ trì buổi gặp gỡ quan trọng này.

Mục tiêu bốn giảm, bốn tăng

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của TP.HCM đang phải làm việc với cường độ, áp lực cao gấp đôi mức trung bình cả nước nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng.

Một cán bộ ở TP.HCM phải phục vụ khoảng 700 người dân. Trong khi mức trung bình của cả nước thì một cán bộ chỉ phải phục vụ 340 người dân. “Sản phẩm kinh tế của TP tạo ra cao gấp gần ba lần cả nước, năng suất lao động của bộ máy gấp đôi cả nước thì chế độ thù lao phải khác chứnhư hiện tại thì không hợp lý. Tôi cho rằng đây là điều phải thay đổi. Cơ chế đặc thù cho TP.HCM phải là ở chỗ này” - ông Nhân nói.

Tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đưa ra nhiều bài toán lớn để trí thức cùng tham gia đóng góp cho sự phát triển của TP như liên kết, hợp tác để phát triển; TP phải trở thành đô thị thông minh, nơi đáng sống, nơi đáng đến. Ông Nhân đặt trọng tâm vào việc xây dựng chính quyền thông minh, công dân thông minh, doanh nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh… Mục tiêu là nhằm giải quyết bốn giảm (ngập nước, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, tội phạm) và bốn tăng (thu nhập bình quân đầu người, quy mô và chất lượng sinh hoạt cộng đồng, chất lượng tài nguyên văn hóa của TP, sự hài lòng của người dân).

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đang lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học tại buổi gặp gỡ. Ảnh: T.LÂM

Nhiều ưu đãi thu hút trí thức, nhà khoa học

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đội ngũ trí thức, nhà khoa học nhằm tạo sự đột phá cho sựphát triển TP như trảlương cao, ưu đãi vềnhàở...

“TP quan tâm có trọng tâm, trọng điểm đội ngũ trí thức như sinh viên xuất sắc, các chế độ ưu đãi xuất sắc, cán bộ lãnh đạo trẻ tạo nguồn cho TP. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp cho các doanh nghiệp” - ông Phong nói.

Ông Phong cũng cho biết TP nhận thức đội ngũ trí thức là tài nguyên tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của TP. Đây cũng chính là nguồn thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo, nâng cao tỉ trọng giá trị gia tăng. “Bằng mọi cách huy động tài nguyên con người cho sự phát triển của TP” - ông Phong nói.

Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ mời các nhà khoa học tiếp tục đóng góp các bài toán lớn màông Nhân đưa ra. “Phương châm là các nhà khoa học và doanh nghiệp tham gia từ đầu các chương trình phát triển của TP. TP sẽ phân công bí thư, phó bí thư, chủ tịch để kết nối ý kiến của các nhà khoa học, doanh nghiệp ngay từ đầu” - ông Nhân nói.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết sắp tới sẽ hỗ trợ các trường đại học phát triển, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, quy hoạch đất cho giao thông theo chuẩn mực quốc tế và quy hoạch đất cho công viên cây xanh để tạo môi trường sống xanh, sạch cho 30 năm tới...

Rà soát quy hoạch sử dụng đất ở TP.HCM

Tại buổi làm việc, với bài trao đổi “Làm thế nào để phát huy đội ngũ trí thức TP.HCM”, ông Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích vàchỉ ra nhiều vấn đề chưa hợp lý trong quá trình phát triển.

Ông Nhân cho rằng TP.HCM là TP dịch vụ-công nghiệp song cơ cấu sử dụng đất bất hợp lý. Cụ thể, đất dành cho công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm tỉ trọng 6,8% trên tổng diện tích đất nhưng tạo ra 99% GDP cho TP. Trong khi đất nông-lâm-ngư nghiệp chiếm hơn 56% nhưng chỉđóng góp 1% GDP.

“1 ha đất công nghiệp, dịch vụ tạo ra 51 tỉ đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó, 1 ha đất nông nghiệp chỉ tạo ra được 55 triệu đồng giá trị gia tăng. Cùng một diện tích sửdụng đất nhưng công nghiệp, dịch vụ tạo ra giá trị gấp 926 lần. Độ chênh này cực lớn và là vấn đề cần chú ý trong sử dụng nguồn lực để tính toán lại cho hợp lý hơn” - ông Nhân lý giải.

Từ đó, ông Nhân đặt vấn đề có nên chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Ông giả định nếu chuyển đổi 1/3 đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp-dịch vụ thì sẽ tạo tiền đề về đất để GDP có thể tăng gấp 2,73 lần so với hiện tại.

Phân tích như thế, ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra bài toán lớn cho TP là phải phát huy tài nguyên đất bằng cách rà soát lại quy hoạch phát triển vàquy hoạch sử dụng đất của TP. Đồng thời phải quy hoạch quỹ đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụtương xứng với tỉ trọng công nghiệp, dịch vụtrong cơ cấu kinh tếTP để thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm