Quỹ đất cạn, Hà Nội làm thương mại, công nghiệp công nghệ cao

Chiều 13-8, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc giữa TP Hà Nội với Bộ Công Thương nhằm tìm giải pháp thúc đẩy kinh tế của TP phát triển.

Quỹ đất cạn, Hà Nội làm thương mại, công nghiệp công nghệ cao ảnh 1
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: TP

Tại cuộc làm việc, nhiều ý kiến cho rằng quỹ đất của TP Hà Nội ngày càng khan hiếm, vì vậy việc phát triển TP dựa vào bất động sản là không bền vững. TP cần khai thác thế mạnh là trung tâm về mọi mặt của cả nước với thị trường 10 triệu dân, có nguồn nhân lực chất lượng.
“Quỹ đất của TP Hà Nội có hạn, cần bổ sung ngay các quy hoạch về dịch vụ tài chính, thương mại, công nghiệp công nghệ cao,… chứ không sau này Thạch Thất, Quốc Oai cũng sẽ trở thành khu đô thị hết. Hướng phát triển như vậy mới tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trên mỗi m2 đất…" - ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.
Bên cạnh đó, các ý kiến từ Bộ Công thương cũng đề nghị TP Hà Nội phát triển hạ tầng logistic, lập sàn giao dịch điện tử để kết nối với các doanh nghiệp vận tải trong và ngoài nước, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
Bộ trưởng Công Thương cho hay chiến lược phát triển của các công ty bán lẻ trực tuyến toàn cầu như Amazon, Alibaba... thường chọn nơi có các trung tâm logistic lớn để làm "bệ đỡ".
Bởi theo tính toán, họ sẽ tiết kiệm được khoảng 40-50% chi phí trong tổng doanh thu nếu có các trung tâm logistic lớn đi kèm, bổ trợ. Vì thế, ông cho rằng, TP Hà Nội rất cần xây dựng 1-2 trung tâm logistic lớn để thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực thương mại điện tử tới đầu tư.
“Chưa kể, các trung tâm này sẽ giúp đáp ứng xuất khẩu tại chỗ, phục vụ nhu cầu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hơn 10 triệu dân thủ đô. Đây nên là chiến lược để tạo đột phá phát triển thương mại điện tử ở TP Hà Nội thời gian tới" -  ông Tuấn Anh nói.
Ghi nhận các ý kiến từ Bộ Công Thương, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, TP Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tập trung ký kết việc phối hợp thực hiện 22 nội dung. Trong đó lĩnh vực công nghiệp có sáu nội dung, năng lượng có năm nội dung và thương mại là 11 nội dung.

Quỹ đất cạn, Hà Nội làm thương mại, công nghiệp công nghệ cao ảnh 2
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: TP

“Nếu TP Hà Nội không chăm lo, phát triển công nghiệp, thương mại từ bây giờ thì về dài hạn kinh tế của thủ đô sẽ mất cân đối, thiếu bền vững. Mới đây tôi làm việc với các quận Nam, Bắc Từ Liêm. Ở khu vực này có nhiều nhà cao tầng hoành tráng nhưng thu nhập bình quân đầu người rất thấp. Thu ngân sách chủ yếu từ tiền đất. Hiện, TP Hà Nội đang tập trung tạo không gian phát triển hạ tầng công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ. Thời gian tới, TP Hà Nội phải phát triển đô thị gắn với phát triển nền kinh tế đô thị” - Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Lấy ví dụ về thương mại điện tử và logistic.., Bí thư Hà Nội cho hay đây là định hướng của TP trong chiến lược phát triển thương mại tương lai. Theo đó, ông đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ TP Hà Nội phát triển dịch vụ thương mại điện tử để "Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về lĩnh vực này”.
“Đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ thành phố triển khai phát triển hoạt động này tới năm 2025. Theo đó, các doanh nghiệp logistic có thể thí điểm làm dịch vụ thông quan trực tuyến, nhà nhập khẩu hay xuất khẩu không phải quan tâm tới thủ tục, mà sẽ có đại lý đảm nhiệm và tất cả giao dịch sẽ thông qua sàn trực tuyến” - Bí thư Hà Nội nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy