Tấn công nhà báo là tấn công quyền được thông tin

Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada và sự tham gia của Liên minh Báo chí Đông Nam Á cùng Văn phòng UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

RED cho hay đã có nhiều xung đột xảy ra giữa tác nghiệp của báo chí với hoạt động công vụ. Vụ va chạm giữa PV báo Tuổi Trẻ và cảnh sát hình sự huyện Đông Anh tại cầu Nhật Tân (Hà Nội) là một ví dụ sinh động.

Ông Trần Nhât Minh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển phát biểu tại hội thảo.

Ông Trần Nhật Minh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển phát biểu tại hội thảo.

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Tổng Thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM, cho rằng một trong nhiều nguyên nhân là các nhà báo thiếu nhận thức về quyền của mình và quyền của báo chí. “Một số nhà báo trẻ có tình trạng ngông nghênh và điều này đẩy cao các xung đột không cần thiết…” - ông nói. Cũng theo ông Hiển, về phía ngược lại, rất ít người nghĩ rằng khi tấn công nhà báo là họ tấn công vào quyền được biết, xâm hại quyền được thông tin của người dân.

Ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp), cho rằng việc nhân viên công quyền dùng hành động vũ lực với PV khi họ tác nghiệp bình thường là vượt quá phạm vi cho phép. Luật sư Trần Quang Vũ thì đề nghị cần phải làm rõ nhà báo, PV khi tác nghiệp như thế nào là hợp pháp, giới hạn nào cho hoạt động tác nghiệp của nhà báo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm