Độc quyền nhà nước và sự chưa thuyết phục

Ngành nghề mà các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia hoặc không có khả năng tham gia.

Các lý do này, theo tôi là chưa thực sự thuyết phục.

Đúng là có một số ngành nghề mà tư nhân không muốn tham gia do doanh thu không đủ bù chi phí, tuy nhiên xã hội vẫn có nhu cầu. Đây được gọi là các hàng hóa, dịch vụ công ích. Hiện nay chúng ta đã có Nghị định 130/2013 về hàng hóa, dịch vụ công ích, tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ này không chỉ doanh nghiệp nhà nước, không phải dưới hình thức độc quyền nhà nước mà còn có doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước sẽ đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu. Hà Nội và một số thành phố lớn đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia và thực tế rất hiệu quả.

Đúng là có một số ngành nghề mà tư nhân không thể tham gia vào thời điểm này do chi phí đầu tư quá lớn và lâu thu hồi vốn như hạ tầng đường sắt quốc gia hay hệ thống truyền tải điện. Khi đó, Nhà nước buộc phải đứng ra cung ứng dịch vụ này và sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền nhà nước. Tuy nhiên, cần lưu ý độc quyền nhà nước lúc này là hệ quả của việc tư nhân không muốn tham gia.

Còn việc đưa ra như dự thảo nghị định này và tuyên bố tư nhân bị cấm tham gia các lĩnh vực đó lại là không phù hợp. Đang từ chỗ “độc quyền nhà nước” là hệ quả của việc tư nhân không muốn tham gia biến thành “cấm tư nhân tham gia”. Giả sử một ngày nào đó tư nhân muốn tham gia thì sao? Chính phủ lại phải sửa nghị định? Mặc dù Điều 6 của dự thảo nghị định đã mở ra cơ chế để sửa nghị định khi tư nhân đề xuất tham gia nhưng khi đó quyền hiến định của doanh nghiệp mà lại phải đi xin Nhà nước để được làm thì không hợp lý.

Có thể trong giai đoạn trước mắt, Nhà nước chưa kịp hoàn thiện thể chế và thiết chế để quản lý một số thị trường nhất định thì có thể hạn chế tư nhân đầu tư. Nhưng làm việc này thì phải xác định rõ thời hạn cho việc xây dựng pháp luật và cơ quan quản lý. Đồng thời phải xác định được thời điểm cho tư nhân tham gia. Không nên đưa ra một quy định cấm tư nhân tham gia vô thời hạn như vậy.

Trong điều kiện hiện nay, cách tốt nhất để xử lý dự thảo nghị định này là loại bỏ toàn bộ các ngành nghề được đưa vào danh mục với lý do tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Đồng thời, chỉ giữ lại những ngành nghề mà sự tham gia của tư nhân có thể nảy sinh tác động tiêu cực nhưng đi kèm với đó là phải xác định rõ thời hạn tối đa là ba năm để Nhà nước chuẩn bị cơ chế quản lý phù hợp. Hết thời hạn đó phải để cho tư nhân tham gia.

Cuối cùng, nên tính toán tới việc thay thế nghị định này bằng một đạo luật vì chỉ đạo luật của Quốc hội mới hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm