Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp: Thẳng thắn, thiết thực

Cùng dự hội nghị còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương... và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước…

Tháo gỡ mọi rào cản

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ thời gian qua dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện hỗ trợ DN phát triển nhưng thực tiễn vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chính vì vậy, Chính phủ mong muốn lắng nghe doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, vướng mắc, hiến kế, góp ý để Chính phủ cùng các cơ quan liên quan tháo gỡ.

Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp: Thẳng thắn, thiết thực ảnh 1
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới cách lãnh đạo. Chính phủ và các cơ quan bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Vì những lý do đó, phải tháo gỡ mọi rào cản, chống tiêu cực, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tinh thần lớn nhất là “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”. 

Giảm rủi ro và chi phí

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết trước thềm hội nghị này, VCCI đã có báo cáo gần 200 trang về thực trạng và giải pháp kiến nghị với Thủ tướng và các bộ, ngành.

Cộng đồng DN kiến nghị giảm thiểu các rủi ro và chi phí về hành chính (giao dịch, gia nhập thị trường, tuân thủ luật pháp…); giảm lãi suất thực cùng với việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất; đẩy mạnh cải cách và minh bạch hóa hệ thống thu-chi các khoản đóng góp liên quan đến lao động; xem xét cải cách theo hướng cắt giảm thuế và phí, bỏ thuế khoán, thay vào đó là thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế môn bài cho DN nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh; đồng thời ngăn chặn đặt ra các loại phí sai quy định ở địa phương, quản lý chặt chẽ các khoản phí cầu đường, giao thông…

Việc thứ hai là vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển DN.

Báo Pháp Luật TP.HCM sẽ tiếp tục tường thuật hội nghị quan trọng này trong các bản tin. Mời bạn đọc theo dõi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm