TP.HCM: Người nghèo phải được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

Tại đây, ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết qua khảo sát tại bốn quận, huyện cho thấy người dân thiếu hụt về BHYT, giáo dục người lớn, nhà ở và nguồn nước an toàn. Một bộ phận người dân không nghèo về thu nhập nhưng bị thiếu hụt về các dịch vụ này nên rơi vào nghèo đói hoặc tái nghèo. Do vậy TP sẽ thu nhập và đo lường nghèo đa chiều để xác định hộ nghèo, cận nghèo bằng và nâng chuẩn nghèo từ 16 triệu đồng/người/năm lên 21 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu tổng quát của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo TP tiếp cận cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống để giảm nghèo bền vững. Năm nhóm chính sách toàn diện sẽ được thực hiện là: giải quyết tăng thu nhập; tiếp cận dịch vụ; giảm rủi ro; nâng vị thế, tiếng nói và tham gia của người dân/cộng đồng, tuyên truyền nâng cao nhận thức; và nhóm chính sách chung về quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng.

Vẫn theo Sở LĐ-TB&XH, có một bộ phận hộ nghèo do tự ti mặc cảm, thậm chí do chính sách của chương trình giảm nghèo hỗ trợ tương đối tốt nên họ muốn ở trong chương trình để tiếp tục được thụ hưởng. Hiện tượng này không nhiều nhưng ảnh hưởng dây chuyền đến một số chính sách. Vì thế khi thực hiện nghèo đa chiều sẽ xác định đối tượng ưu tiên rất rõ chứ không bình quân chung.

Trước đó tại kỳ họp lần thứ 20 vừa qua, HĐND TP.HCM đã quyết nghị về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của TP giai đoạn 2016-2020 theo cách tiếp cận nghèo đa chiều để triển khai chương trình giảm nghèo bền vững.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm