TP.HCM: Xẻ công viên Phú Lâm làm nhà hàng

Nhà hàng Sun Palace hoành tráng trong khuôn viên công viên Phú Lâm - Ảnh: P.P.H.
Công viên Phú Lâm (CVPL) có tổng diện tích hơn 61.000m2, giáp mặt tiền ba tuyến đường: Kinh Dương Vương, An Dương Vương và Lê Tuấn Mậu.

Theo đồ án quy hoạch chi tiết TTVH Q.6 đã được UBND Q.6 phê duyệt năm 2007, toàn bộ diện tích công viên 61.790m2 chia làm hai khu vực động, tĩnh và phân bổ như sau:Khu sinh hoạt động 28.200m2, chiếm 45,6% diện tích toàn khu. Trong đó khu dịch vụ 1.200m2, khu thiếu nhi 8.000m2, khu sinh hoạt văn hóa 10.800m2, khu trưng bày sinh vật cảnh 4.800m2, khu hội chợ triển lãm - sân thể thao mini 3.400m2.Khu sinh hoạt tĩnh 33.590m2, chiếm 54,4% diện tích toàn khu, gồm: nhà làm việc 2.600m2, khu cây xanh 20.890m2, khu hồ nước 10.100m2.

Xóa sổ công viên?Năm 1999, UBND TP.HCM có quyết định sáp nhập Trung tâm Văn hóa (TTVH) Q.6 và CVPL thành một tổ chức lấy tên là TTVH Q.6, trực thuộc UBND Q.6. Dù quyết định của UBND TP không đề cập, nhưng theo ông Nguyễn Quang Minh - giám đốc TTVH Q.6, với quyết định trên có thể hiểu chức năng CVPL không còn tồn tại và mảng xanh của công viên thuộc TTVH Q.6 quản lý. Hiện CVPL có hai phần: phần mảng xanh của công viên cũ phía đường Kinh Dương Vương - An Dương Vương vẫn duy trì. Phần còn lại là trụ sở TTVH Q.6, các điểm cho thuê bán hoa kiểng dọc đường Lê Tuấn Mậu, các khoảng đất trống và nổi bật nhất có lẽ là “cung văn hóa nghệ thuật” được xây dựng hoành tráng, chễm chệ tại mặt tiền đường Kinh Dương Vương (170 Kinh Dương Vương, P.13, Q.6). Gọi là “cung văn hóa nghệ thuật” nhưng thực chất đây là trung tâm tiệc cưới - hội nghị (gọi tắt là nhà hàng) Sun Palace, nằm trọn trong khuôn viên CVPL. Ngoài nhà hàng Sun Palace và các điểm bán hoa kiểng, mới đây một kiôt bán đồ gốm sứ tiếp tục mọc lên ở mặt tiền đường Kinh Dương Vương, đoạn gần trụ sở TTVH Q.6. Theo ông Minh, điểm bán đồ gốm này trung tâm chỉ cho thuê theo thời vụ, khoảng 2-3 tháng sẽ thu hồi mặt bằng. Từ cung văn hóa... đến nhà hàngVì sao đất công viên lại đem cắt cho thuê làm nhà hàng?  Theo TTVH Q.6, từ tháng 5-2007 trung tâm nhận được dự án của Công ty TNHH đầu tư - dịch vụ - văn hóa Việt Ý (viết tắt là Công ty Việt Ý) đề xuất đầu tư, cải tạo hội trường cũ tại công viên thành cụm văn hóa đa năng với các loại hình ca múa nhạc, tổ chức sự kiện, hội nghị, mở các lớp năng khiếu văn hóa nghệ thuật... Nhận thấy dự án này phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp chức năng nhiệm vụ của trung tâm nên trung tâm đã trình UBND quận xem xét, có ý kiến về việc chuyển đổi công năng hội trường thành nhà hát sinh hoạt, ca múa nhạc... và đã được UBND Q.6 đồng ý, cấp phép xây dựng sau đó. Vị trí làm nhà hàng Sun Palace hiện nay trước đây vốn là hội trường cũ thuộc TTVH Q.6. Theo quy hoạch được UBND Q.6 phê duyệt đầu năm 2007 thì diện tích khu vực hội trường này là 500m2, nhưng giấy phép xây dựng do UBND Q.6 cấp cho khu vực nhà hàng Sun Palace có tổng diện tích đất gần 1.900m2.Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Việt Ý và TTVH Q.6 ký vào tháng 11-2007, thời hạn hợp tác là mười năm. Trong hai năm đầu, Công ty Việt Ý trả cho TTVH Q.6 8 triệu đồng/tháng, hai năm sau tăng lên 12,2 triệu đồng/tháng, đến năm thứ chín và năm thứ mười là 23 triệu đồng/tháng. Sau bốn tháng đi vào hoạt động, giữa năm 2009, Công ty Việt Ý xin gia hạn hợp đồng từ 10 năm lên 25 năm. Lý do Công ty Việt Ý đưa ra là do biến động giá cả thị trường, số vốn đầu tư công trình tăng hơn ba lần nên phải tăng thời gian hợp tác để đảm bảo thu hồi vốn và có lãi. Mặt khác, sau bốn tháng đi vào hoạt động, lượng khách không nhiều nên hoạt động ca múa nhạc phải tạm ngưng... Tháng 8-2009, TTVH Q.6 ký hợp đồng gia hạn thời gian hợp tác với Công ty Việt Ý lên 22 năm. Đồng thời hai bên cam kết từ năm thứ 11 đến hết năm thứ 12, Công ty Việt Ý trả cho TTVH Q.6 29,9 triệu đồng/tháng, hai năm kế tiếp trả 38,87 triệu đồng/tháng và đến hai năm cuối là hơn 111 triệu đồng/tháng. Theo TTVH Q.6, những nội dung trên đều được UBND Q.6 thông qua.Ngay sau khi được gia hạn thời gian hợp tác, Công ty Việt Ý đề nghị TTVH Q.6 bổ sung loại hình nhà hàng tiệc cưới tại “cung văn hóa đa năng” và đổi tên “cung văn hóa đa năng” thành “cung văn hóa nghệ thuật”.Điều đáng nói là giao cho Công ty Việt Ý sử dụng gần 1.900m2 tại mặt tiền đường Kinh Dương Vương, TTVH Q.6 “khoán” cho công ty này nộp hơn 12 triệu đồng/tháng tại thời điểm hiện nay là quá rẻ. Có ý kiến cho rằng mức giá trên chỉ tương đương với giá thuê một căn nhà phố ở mặt tiền đường này!Căn cứ theo thời gian hợp tác trên thì đến năm 2031, Công ty Việt Ý mới trả lại mặt bằng cho TTVH Q.6. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một doanh nghiệp khác cũng đang đề xuất xây dựng nhà sách tại khu đất ở mặt tiền đường Lê Tuấn Mậu và kinh doanh trong thời gian dài.Nhiều người dân cho rằng sử dụng đất của CVPL để cho thuê làm nhà hàng là không phù hợp, cần thu hồi để phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của người dân. Người dân cũng lo lắng mặt tiền các tuyến đường xung quanh CVPL sẽ tiếp tục bị biến thành những điểm cho thuê kinh doanh trong thời gian tới và diện tích công viên sẽ bị thu hẹp dần. Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan thẩm quyền TP nên tách rạch ròi phần đất mà TTVH Q.6 được phép sử dụng với phần đất thuộc công viên và trả lại tên CVPL như ban đầu. Theo PHÚC HUY (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm