Thuốc đặc trị có trị được bệnh hỗn loạn giá vàng?

"Ứng trước"?

Giá vàng cuối buổi chiều ngày 6/10 xuống mức 43,65 - 44,05 triệu đồng/lượng, giảm so với sáng này khoảng 400.000 đồng, trong khi giá thế giới đã lên đến 1.652, tăng khoảng 10 USD so với sáng nay. Khoảng cách vàng trong nước và thế giới chỉ còn 2,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn tới 600.000 đồng so với chênh lệch buổi sáng.

Sự đảo chiều này trên thị trường vàng được gắn liền với những thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước ráo riết "dẹp loạn" thị trường vàng đã mang lại niềm tin về việc giá vàng sẽ giảm tiếp và bình ổn trong thời gian tới. Việc này có vẻ khả thi hơn khi Ngân hàng Nhà nước đã từng thành công với lãi suất bằng cơ chế phối hợp với các tổ chức kinh doanh để bình ổn thị trường.

Thuốc đặc trị có trị được bệnh hỗn loạn giá vàng? ảnh 1
Chiều tối ngày 4/6, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức thông báo một gói tổng thể các giải pháp đối với thị trường vàng. Theo đó, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đủ điều kiện sẽ được NHNN xem xét, cho phép chuyển đổi một phần số vàng huy động và vàng tồn quỹ thành tiền để bổ sung nguồn cung vàng trên thị trường trong nước nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế.  Đồng thời, các NHTM này sẽ được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Theo Ngân hàng Nhà nước, với việc áp dụng cơ chế chuyển đổi một phần vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài của NHTM, dự kiến mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ nhanh chóng được thu hẹp. Đồng thời, sẽ hạn chế các tác động bất lợi của việc biến động giá vàng đối với thị trường ngoại tệ. Trước đó, trong buổi chiều một số ngân hàng đã xác nhận đã nhân được chỉ đạo cho phép bán một phần phần vàng huy động để bình ổn thị trường. Các ngân hàng này, bao gồm Techcombank, ACB, Eximbank, Sacombank và DongA Bank, sẽ bán theo giá của SJC để dần kéo giá xuống sát với giá thế giới. Mức giá ngang nhau theo hướng giảm dần của các ngân hàng trong nhóm bình ổn đã xác nhận thêm điều đó. Một nguồn tin khác cũng cho biết, cơ quan quản lý đã đồng ý về việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản cho một số tổ chức tín dụng. Trong đợt đầu, ngoài SJC còn có hai ngân hàng là ACB và Eximbank sẽ là hai đơn vị được cho phép mở tài khoản trở lại. Kinh doanh vàng trên tài khoản là một việc không mới đối với các ngân hàng cho đến khi bị cấm vào năm ngoái. Theo các chuyên gia, việc mở lại kinh doanh vàng trên tài khoản dành riêng cho một số tổ chức sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng cân đối lượng vàng bán mua trong ngày, từ đó khoảng cách thế giới, trong nước co hẹp lại vì các tổ chức kinh doanh không còn phải chờ đợi nhập khẩu vàng để cân đối, tránh tình trạng đầu cơ, làm giá của một số đối tượng. Hơn nữa, biện pháp này được cho là không tốn ngoại hối để nhập vàng và giảm được áp lực tỷ giá.. Sẽ không còn chuyện thiếu vàng vì chưa được nhập khẩu như thời gian qua. Khi cần vàng vật chất, NHNN sẽ cấp hạn ngạch nhập khẩu. Với diễn biến mới này, thị trường hoàn toàn có thể hy vọng một lượng vàng lớn sẽ được bung ra thị trường bằng cách "ứng trước" từ nguồn huy động vốn vàng và vàng tự có của các DN và ngân hàng với sự hỗ trợ cân đối của kinh doanh vàng trên tài khoản. Theo nhận đinh chung của các chuyên gia, cách làm mới sẽ tung ra một lượng vàng lớn đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời giải quyết được vướng mắc hiện này khiến thị trường lợi dụng đầu cơ làm giá là do thiếu vàng nhập khẩu, trong khi nguồn vàng trong nước sẵn có càng hàng trăm tấn mà không thể chuyển hóa để bán ra ngoài được. Sự liên thông giá cả trong và ngoài nước sẽ khiến các cơ hội đầu cơ chấm dứt. Người mua bán sẽ trực tiếp đối diện với rủi ro với giá vàng trên thế giới và buộc phải tính toán kỹ hơn. Bình cũ, rượu có mới?Nói như trên đây, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh có vẻ như cũng thoát khỏi rủi ro về giá cả khi không còn phải lo lắng và chờ đợi để xem có được nhập khẩu vàng hay không. Vì tất cả đã được giải quyết nhờ lượng vàng cân đối qua tài khoản. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vàng trên tài khoản là một biện pháp không mới và không thể đặt hết hy vọng và giải pháp này để bình ổn thị trường. Hơn thế, việc cho phép bán một phần vàng huy động được để bình ổn cũng không phải không có những rủi ro. Tất cả những biện pháp này có thể sẽ phát huy sớm tác dụng nhưng sẽ không phải là tất cả khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề tích trữ vàng và đầu tư vàng của dân. Trước hết, việc dùng vàng huy động để bán ra bình ổn và mua vào khi thị trường ổn định sẽ đáp ứng một lượng vàng tức thời để ổn định. Tuy nhiên, dùng vốn vàng cũng có nghĩa là tạm ứng rồi phải trả lại. Về nguyên lý sẽ bán lúc đắt, mua lúc rẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải lúc nào mọi việc cũng thuận lợi để làm điều đó. Một chuyên gia đặt vấn đề, giả sử giá vàng tăng liên tục và tăng mạnh như thời gian qua, lượng mua tăng đột biến thì các ngân hàng có đủ vàng dư để bán ra. Khi bán ra nhiều và vàng không hạ, các ngân hàng có có đủ lực để tiếp tục thực hiện hay chính họ phải tức tốc mua vào để cắt lỗ và đảm bảo cân đối nguồn. Lúc đó, cầu mua sẽ đột ngột tăng lên và thị trường sẽ xáo động ngoài kiểm soát. Trong khi đó, đối với vàng trên tài khoản, việc cân đối hàng ngày sẽ khiến các ngân hàng tự tin hơn khi bán vàng ra vì đã chốt được số lượng và giá cả vàng trong ngày để tránh rủi ro. Tuy nhiên, cần lưu ý là nhu cầu vàng của Việt nam chủ yếu là vàng vật chất, người dân mua và tích trữ vàng miếng. Trừ một số thời điểm xuất siêu, còn về cơ bản Việt Nam nhập khẩu vàng ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước là tích trữ và đầu tư như một tài sản tài chính an toàn. Hơn nữa, kinh doanh vàng trên tài khoản không phải là yếu tố mới, trước đây đã làm với số tổ chức được thực hiện nhiều hơn nhưng thị trường vàng vẫn bị đầu cơ, làm giá và rối loạn. Nay nó cùng không hẳn là yếu tố mới trên thị trường và sẽ khó tạo ra thay đổi bản chất khi chỉ một vài địa chỉ được làm điều này. Hơn thế, mọi sự cân bằng trên tài khoản chỉ giải quyết được vấn đề trong tạm thời trong ngắn hạn và số lượng nhất định. Còn khi nhu cầu tăng đột biến về vàng vật chất, cách cuối cùng vẫn là phải nhập khẩu vàng về để bình ổn. Và như thế những tình huống cũ trên thị trường sẽ lại xảy ra với vàng và USD. Điều quan trọng nhất trên thị trường vàng và USD chính là tâm lý đầu cơ và tích trữ. Người dân vẫn có thói quen và đặt niềm tin vào các tài sản này và khi còn những nhu cầu đó thì thị trường hãy còn nhiều phen biến động. Chính vì thế, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, không thể để tình trạng người dân muốn mua bao nhiêu vàng cũng được, tích trữ bao nhiêu thì để ở nhà ngần đó vì như thế nền kinh tế sẽ không vận động được. Theo ông, cần phải chấm dứt tình trạng tự do mua bán vàng, tự do "ôm" ngoại tệ đi mua vàng của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. Hy vọng, những cách làm trên đây là là những bước đi dầu tiên để đi đến những giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để bất cập trên thị trường vàng.
Theo Lê Khắc ( VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm