KHAI MẠC KỲ HỌP HD9ND TP.HCM:

TP.HCM kiến nghị cấp giấy cho nhà, đất mua giấy tay

Về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu trên địa bàn quận, huyện), ông Tín cho biết trên địa bàn TP có 625 đồ án. Trong đó đồ án không phải điều chỉnh và lập mới là 342. Đồ án phải lập mới hoặc điều chỉnh là 283. “Đến ngày 30-9-2013, UBND TP đã phê duyệt 283 đồ án, đạt 100% kế hoạch như NQ 16 đã đề ra”, ông Tín cho biết.

Theo như nội dung báo cáo, sau gần hai năm thực hiện NQ 16, đến nay tổng số dự án được thu hồi, hủy bỏ là 536 dự án với diện tích 5.395,7 ha, trong đó có 469 dự án chấp thuận địa điểm đầu tư và 67 dự án đã có quyết định thu hồi, giao đất.

“Với câp giấy chứng nhận đối với nhà ở riêng lẻ, UBND TP cũng có chủ trương đối với các hộ nghèo, không đủ khả năng tài chính để nộp sẽ được cấp giấy chứng nhận và ghi nợ tiền sử dụng đất, hoặc miễn nộp tiền sử dụng đất. Đến nay, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp là 1.377.962, đạt tỉ lệ 99,8%. Số 0,2% còn lại  là những trường hợp không có nhu cầu cấp giấy”, ông Tín nói thêm.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, đến tháng 6-2014 TP đã hoàn thành được 1.689 căn hộ và nền đất. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục tiếp nhận quỹ nhà và sẽ hoàn thành bố trí tái định cư  (TĐC), chấm dứt tạm cư trong tháng 7 và 8-2014.

Riêng với các trường hợp có nguyện vọng TĐC tại chỗ, UBND TP đã chỉ đaọ các quận, huyện vận động các hộ này chuyển sang nhận TĐC tại khu vực lân cận hoặc yêu cầu Chủ đầu tư dự án phải tiếp tục đẩy nhanh xây dựng quỹ nhà TĐC tại chỗ.

Sáu tháng cuối năm 2014, ông Tín cho hay TP sẽ tiếp tục triển khai việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cấp 2 và thiết kế đô thị một số tuyến đường, khu vực theo kế hoạch.

Cạnh đó, TP sẽ tiếp tục rà soát, xử lý đối với những dự án mà DNNN đang sử dụng đất do được NN giao quản lý nhưng chậm tiến độ thực hiện (123 khu đất); Với các dự án mà chủ đầu tư đã cơ bản hoàn hành việc bồi thường giải phóng mặt bằng, TP sẽ tạo điều kiện giải quyết nhanh thủ tục về quy hoạch, đầu tư xây dựng để chủ đầu tư triển khai xây dựng.

Cũng  theo ông Tín,những dự án nhà ở đã bồi thường xong nhưng chủ đầu tư không còn khả năng thực hiện dự án, sẽ xem xét giải quyết cho chuyển đổi chủ đầu tư khác có năng lực nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Vấn đề áp dụng chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo không đủ điều kiện mua nhà TĐC, TP sẽ giải quyết theo hướng tăng thơì hạn mua nhà trả góp phần còn lại (dự kiến là 20 năm trở lên). Riêng với các hộ nghèo sẽ đề xuất theo hướng giảm mức nộp tiền thuê nhà.

 

Những vấn đề UBND TP.HCM tiếp tục kiến nghị với Chính phủ:

Thứ nhất, cấp  giấy chứng nhận đối với nhà, đất mua bán giấy tay sau ngày 1-7-2004 đến trước  ngày 1-1-2008 hiện đang sử dụng đất ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp, khiếu nại.

Thứ hai, cấp giấy chứng nhận cho trường hợp nhà ở đã tồn tại trên đất nông nghiệp, trước thời điểm công bố quy hoạch, nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận lại không phù hợp quy hoạch.

 

Kết quả điều tra xã hội học cuộc sống người dân sau TĐC:

+Đợt 1 (có đánh giá hiệu quả tác động của quỹ 156) tại 12 quận huyện là các quận: 2, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ với 1.200 hộ dân. Di dời giải tỏa từ năm 1991 đến năm 2012.

Phần lớn hộ gia đình đều hài lòng với căn nhà mới hiện đang ở, số hộ đánh giá là có cải thiện hơn trước là 818 hộ (tỉ lệ 68,2%). 261 hộ đánh giá là vẫn như cũ (21,8%), 121 hộ đánh giá giảm sút hơn so với tước (10%).

Về việc làm, 38% hộ dân đánh giá có cải thiện hơn; 45,5% nhận định vẫn như cũ và 16,5% hộ cho rằng bị giảm suts so với trước khi chuyển nhà.

Về thu nhập, 36% hộ cho biết họ có thu nhập tốt hơn trước; 37,8% nhận định vẫn như cũ và 26,2%  nói rằng thu nhập của họ bị giảm đi.

+Đợt 2 khảo sát 498 hộ dân thực hiện di dời từ năm 2010 đến năm 2013 tại 8 quận, huyện là 2, 9, 12, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ.

68,2% hộ cho rằng về nhà ở vẫn như cũ; 15,6% hộ đánh giá nhà cửa được cải thiện hơn, khang trang hơn; 16,2% hộ đánh giá chất lượng nhà ở bị giảm sút so với trước.

Về việc làm, chỉ có  9% hộ cho rằng có cải thiện hơn, trong khi 13,8% hộ cho biết bị giảm sút. 77,3% đánh giá công việc không bị thay đổi.

Về thu nhập, chỉ có 14% hộ cho hay rằng thu nhập được cải thiện hơn chút ít; 57% số hộ cho biết vẫn thu  nhập như trước khi chuyển nhà và có tới 29% hộ đánh giá thu nhập bị giảm sút so với trước (đáng quan tâm là 12,9% trong số này có thu nhập bị giảm sút rất nhiều).

Thu Hương-Lê Thoa

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm