Tư vấn tâm lý: Không thể chỉ là từ thiện!

là một tin vui dù đây mới chỉ là ý chí đơn phương từ phía ông Sơn (chưa có sự đồng ý của em Bích và gia đình).

Còn nhớ cách đây bốn năm, bé T. ở Đồng Tháp bị hoảng loạn tinh thần, không nói được suốt một thời gian dài do bị tra hỏi vì nghi ngờ em lấy cắp tiền quỹ lớp. Không thể đau lòng nhìn con hoảng loạn, mẹ em đã phải hằng tuần đưa em lên TP.HCM, đến BV Sức khỏe tâm thần TP.HCM rồi đón xe ôm qua BV Nhi đồng 1 để điều trị về tâm lý. Theo được một thời gian, dù con chưa khỏi bệnh nhưng do quá mệt mỏi, họ phải bỏ cuộc. Không đành lòng nhìn em như vậy, tôi đã kết nối em với một đơn vị tư vấn tâm lý nhưng không có kết quả vì nhà T. ở xa trong khi muốn hỗ trợ tư vấn phải gặp trực tiếp. Rất may cho T., có những người đến thăm hỏi đã giữ sợi dây liên lạc và trò chuyện thường xuyên với em bằng tin nhắn điện thoại nên em dần nói được trở lại và hết hoảng loạn, đi học bình thường.

Hậu quả của vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, chồng mất, vợ vào tù, hai con trẻ của họ phải đối diện với thực tại đau lòng, rất cần được hỗ trợ tư vấn tâm lý. Khi được kết nối, nhà tư vấn yêu cầu các em từ Long An lên TP.HCM để họ gặp gỡ, tư vấn trực tiếp. Thế nhưng buổi gặp đó đã không diễn ra, dù các em có đưa ra lý do là… quên lịch hẹn. Nhưng tôi nghĩ một khi đang bị tổn thương, các em khó có thể chủ động gặp trực tiếp nhà tư vấn tâm lý.

Còn rất nhiều trường hợp trẻ bị tổn thương cần được tư vấn tâm lý. Thế nhưng những trường hợp này rất ít được quan tâm, hầu như cứ để mặc cho các em tự chống chọi.

Tôi nhớ cô bé 14 tuổi trong truyện Nhật ký Nancy, bị nhiễm HIV sau khi bị một người bạn hãm hiếp. Em đã vượt qua đau khổ để vui sống cho đến khi vĩnh viễn chia tay mọi người. Có được điều đó bởi trong ngôi trường em sống, trong vùng quê em ở có những chuyên gia tư vấn tâm lý rất tận tâm. Điều này ở ta còn thiếu lắm.

Thường một đứa trẻ bị rơi vào cú sốc cần phải có một nhóm các chuyên gia gồm bác sĩ chuyên khoa tâm thần trẻ em, chuyên gia tâm lý, giáo dục viên… tư vấn mới mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, các tổ chức, hội đoàn bảo vệ quyền trẻ em phải vào cuộc. Nhà nước cũng cần quy hoạch lại đội ngũ điều trị tâm lý và có cơ chế chỉ định điều trị tâm lý cho những trẻ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như trên. Không thể xem việc điều trị tâm lý cho các em chỉ là việc làm từ thiện mà đó phải là nghĩa vụ của người lớn, của chính quyền.

T.MẬN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm