Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào?

Scotland sử dụng những quả cầu lửa lớn trong lễ hội Hogmanay vào đêm Giao thừa để xua đuổi ma quỷ.

Lễ hội thổi lửa Hogmanay nổi tiếng nhất của Scotland là ở Stonehaven, nơi diễn ra cuộc diễu hành hoành tráng của rất nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp. Người dân biểu diễn với những ngọn lửa, quay những quả cầu lửa ngay phía trên đầu rồi ném xuống biển.

Người Myanmar chào đón năm mới với lễ hội té nước Thingyan

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 2

Lễ hội này được gọi là lễ đón năm mới nhưng trên thực tế, thời gian diễn ra lại không phải vào cuối tháng 12 mà là vào khoảng giữa tháng Tư theo lịch cổ truyền của người Myanmar.

Lễ hội Thingyan xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến các vị thần. Người Myanmar tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những điều không tốt và bệnh tật, đồng thời đem lại sức khỏe và hạnh phúc.

Người Siberia trồng cây dưới sông băng vào đêm giao thừa như một biểu tượng cho sự khởi đầu mới.

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 3

Những người thợ lặn can đảm nơi đây đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt để trồng cây dưới hồ nước đóng băng.

Yolka là một loại cây gỗ đặc trưng trong dịp năm mới của người Siberia đánh dấu sự xuất hiện của Vị thần mùa đông và tượng trưng cho sự khởi đầu mới. Bên cạnh đó, họ còn thực hiện một thử thách "khó khăn" không kém theo phong tục truyền thống là nhảy vào hồ băng.

Đập vỡ bát đĩa trong đêm giao thừa được coi là may mắn tại Đan Mạch

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 4

Tại Đan Mạch, những mảnh vỡ được cho là đem lại may mắn. Do đó mọi người thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà người thân hay bạn bè để mang lại điều may mắn cho họ.

Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho lúc nửa đêm để tránh xui xẻo trong năm mới.

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 5

Vào đúng nửa đêm, người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông mừng năm mới để gặp may mắn cả năm. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm vào cần được ăn trong thời khắc giao thừa. Nếu sau 12 tiếng chuông ai không ăn hết nho thì điều đó được coi là không may.

Tại Mỹ và Canada, mọi người thường hôn nhau vào khoảnh khắc giao thừa.

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 6

Ở nhiều nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, việc hôn một người đặc biệt vào đêm giao thừa rất có ý nghĩa. Đây không chỉ là cách duy trì tình cảm mà còn được cho là sẽ đem lại một khởi đầu mới may mắn và tràn ngập yêu thương.

Người Brazil thả trôi những bông hoa trắng dưới biển để tỏ lòng biết ơn với nữ thần biển cả.

Tại Brazil, vào đêm giao thừa, những người dân địa phương sẽ mặc đồ màu trắng rồi thả trôi những bông hoa và nến trắng xuống biển để tỏ lòng biết ơn Iemanja, nữ thần ban phước lành, cho những bà mẹ và trẻ em trong truyền thuyết châu Phi.

Nếu biển cả trả lại những thứ đó thì có nghĩa là nữ thần không chấp nhận chúng. Tuy nhiên, con người cũng sẽ không bị "trừng phạt" vì điều này.

Các quốc gia trên thế giới đón giao thừa như thế nào? ảnh 7

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm