Chuyện phản cảm ở đền cụ Tam Nguyên

Thế nhưng thầy trò đã một phen hoảng hốt và quá bất ngờ khi người giữ nhà thờ cụ Nguyễn quát tháo, mắng chửi vì họ chỉ mang hoa quả và vàng mã đến thắp hương vái cụ mà không cúng tiền bạc.

Thùng công đức của khu di tích thì ông Tùng - người giữ nhà thờ,  dẹp bỏ từ lâu nên ai cúng tiền bạc thì để trực tiếp trên bàn thờ, ông Tùng thu lấy đút túi, trông thật phản cảm, không ra thể thống gì cả!

Điển hình là năm 2014 kỷ niệm 105 ngày mất của cụ Nguyễn và dịp rằm tháng Giêng vừa qua, bao nhiêu tiền khách viếng cúng cụ, ông ta bỏ túi hết. Trong khi di tích thì ngày càng xuống cấp bởi nó đã được được Ty Văn hóa Nam Hà (cũ) sửa chữa từ năm 1973. Đến nay thì hoành phi, rui mè, cột nhà thờ đều bị mối ăn. Cả ảnh cụ và bằng di tích cũng bị mối mọt gặm nhấm thủng lỗ chỗ. Các cháu học sinh đến viếng di tích, ông Tùng bảo em nào cúng tiền thì cụ sẽ phù hộ cho thi đậu! Cán bộ văn hóa địa phương bức xúc những chuyện bê bối nói trên đã góp ý nhưng ông Tùng vẫn phớt lờ. Còn họ hàng, cháu chắt cụ thì rất xấu hổ. Do ông ta thiếu kiến thức nhưng không nghe lời giảng giải của các bậc cao niên trong dòng họ nên đã xuyên tạc lịch sử cuộc đời và những sự kiện liên quan tới cụ Nguyễn, như vị trí ao thu, năm gian nhà cỏ, vườn Bùi chốn cũ của cụ cùng chuyện mất căn nhà gỗ lim bảy gian thời chống Pháp.

Tôi được quen mấy người chắt của cụ Tam Nguyên là BS Nguyễn Thị Thu Hiền, nay đã nghỉ hưu ở Hải Phòng và anh Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM, nay cũng đã nghỉ hưu. Họ cho biết cả dòng họ Nguyễn Tông của họ rất bức xúc về những hành vi trái khuấy và thiếu văn hóa của ông Tùng, cũng là một người cháu, trước đây được dòng họ cho ở để giữ gìn nơi thờ tự. Thế nhưng...! Chị Hiền cho biết nay dòng họ đã gửi thư ngỏ đến lãnh đạo tỉnh Hà Nam đề nghị cử cán bộ văn hóa đến quản lý khu di tích để không xảy ra những chuyện trái khuấy đáng buồn nữa.

20 năm trước, tôi đã từng theo gia đình chị Hiền, anh Hùng về thăm khu di tích lịch sử văn hóa thờ cụ Tam Nguyên ở làng Vị Hạ, Yên Đỗ. Tôi ấn tượng với hai cây nhãn cổ thụ 300 năm tuổi phủ bóng mát kín cả khoảng sân. Bên trong khu thờ là tượng toàn thân cụ Nguyễn dáng cao gầy, mặc áo dài đứng chống gậy trúc trông thật tiên phong đạo cốt, đã tạo cho kẻ hậu thế ngưỡng vọng cụ một cảm giác dễ chịu về một nhà khoa bảng danh tiếng, một nhà thơ lớn của dân tộc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm