Góp phần mà như thế thì...

Theo nhận xét của những học giả Hán – Nôm và giới mỹ thuật thì hình ảnh in trên tờ lịch này rất “dung tục”!

Góp phần mà như thế thì... ảnh 1

Mới nhìn tờ lịch này rất bình thường, loại lịch 1 tờ, khổ 45 x 79 cm, in giấy couche 4 màu. Thông tin trong tờ lịch ghi: số ĐKKHXB: 422-2009/CXB/587-29/HNV, in tại Nhà in báo Nhân Dân TP.HCM (không ghi số lượng in và giá trên ấn phẩm).

Hình ảnh trên tờ lịch là 1 trong mấy ngàn bức tranh do người Pháp Henri Orer đặt các nghệ nhân Việt Nam vẽ bản khắc gỗ in trên giấy dó, miêu tả sinh hoạt, nghề nghiệp... đủ mọi mặt của người Việt những năm đầu thế kỷ XX và bức tranh được in trong tờ lịch là một trong hàng ngàn bức tranh này - có tên là “Phố An Nam”

Khi đem tờ lịch này cho một tiến sĩ Hán – Nôm, hỏi về nội dung của những chữ Nôm trên tờ lịch, ông đọc toàn bộ những chữ có trên tờ lịch như: “Phố An Nam”; “Phố Hàng đồng”; "Phố Hàng sắt”... Nhưng đến khi đọc đến những chữ ghi bên bức tranh bên phải (ảnh) ông thốt lên “tục quá!”. Chỉ cho chúng tôi cách đọc là  đọc theo hàng dọc từ trên xuống và từ phải sang trái thì hai hàng chữ này là: “Đ. mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này”. Chưa hết, ông còn chỉ vào cái hình tam giác có “râu” tua tủa và cái chấm ở giữa thì chính là cái mà Hồ Xuân Hương mô tả: “Chành ra ba góc da còn thiếu/ Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Có thể hàng chữ trên do một tay nho sĩ “đổ đốn” nào đó vẽ để chơi khăm chủ nhà khi mà trình độ chữ Nôm thời ấy rất ít người biết.

Họa sĩ T.N.S cho biết: Những bức tranh như thế này có giá trị để làm tư liệu và nghiên cứu thì rất bổ ích, còn in thành lịch để phổ biến rộng rãi là không nên – Đặc biệt để “góp phần chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” thì xin...can!

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về tờ lịch “lạ” này để thông tin đến bạn đọc và nhường quyền bình luận cho các cơ quan quản lý.    

Theo P.N (VH)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm