Hãy nhanh tay kẻo không còn kịp!

Dự án trên do Sở VH-TT&DL, Sở LĐ-TB&XH và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM phối hợp thực hiện.

Thời gian qua, nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ TP.HCM rất quan tâm đến những tư liệu về các mẹ. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu chỉ dừng ở mức thống kê danh sách, giới thiệu chân dung một số mẹ. TP.HCM hiện có gần 2.100 mẹ nhưng chỉ 178 mẹ còn sống. Nếu chậm trễ, có thể những tư liệu sống ấy sẽ ra đi theo các mẹ. Nỗi lo trên là có thật, bởi các mẹ tuổi đã cao (từ 70 cho đến gần 100), đang ngày một rơi rụng dần.

Đầu tháng 6, đoàn công tác vào cuộc ngay, vậy mà có lúc đã không kịp. Đang đi gặp các mẹ ở Củ Chi, đoàn nhận được tin báo một mẹ ở Bình Chánh qua đời, rồi thêm một mẹ ở quận 1 cũng vừa ra đi…

Những đồ vật một thời đã cùng các mẹ góp phần vào cuộc kháng chiến nay đã cũ mòn theo thời gian. Đây là cái đèn dầu tự chế để làm ám hiệu cho du kích biết có địch về làng. Kia là cái nồi đồng cột dây mỗi khi nấu cơm xong mẹ cột lên cây rồi lấy lá đậy lại chờ các con tới ăn để có sức đánh giặc, ăn xong đậy lá lại như cũ để mẹ đến lấy. Thêm một cái nồi đúc bánh xèo tự chế bằng vỏ trái pháo sáng để lâu lâu mẹ làm bữa tiệc ngon miệng cho các anh… Những kỷ vật ấy, nay các mẹ trao hết cho bảo tàng để nối dài thêm câu chuyện kể cho thế hệ trẻ. Mới chưa đầy hai tháng, đã có hơn 500 hiện vật được lưu lại.

Sắp tới những tư liệu sống về các mẹ sẽ được thông tin trên website của bảo tàng cho những ai quan tâm đến các mẹ tìm hiểu. Bảo tàng cũng sẽ đưa những dữ liệu này vào hệ thống trưng bày mới cho du khách tham quan, tri ân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng nước ta…”. Đợt làm tư liệu về các mẹ lần này sẽ góp thêm một hành động nữa về lòng biết ơn, đó cũng là lẽ thường tình.

THANH MẬN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm