Karoshi: Mặt tối của phép màu kinh tế Nhật Bản

Hồi đầu tháng 10, NHK - kênh truyền hình nhà nước của Nhật Bản - đã chính thức thừa nhận làm việc quá sức chính là nguyên nhân cái chết của một nữ nhân viên nhà đài vào năm 2013. Chết vì làm việc quá sức là một hiện tượng không quá lạ lẫm tại Nhật Bản, đến mức người Nhật có một từ riêng để gọi tên nó: Karoshi (làm việc đến chết).

Hiện tượng phổ biến

Nữ PV Miwa Sado của đài truyền hình NHK tử vong vào tháng 7-2013 vì suy tim xung huyết. Trong suốt một tháng trước khi qua đời, bên cạnh thời gian làm việc chính quy, cô gái 31 tuổi đã có đến 159 tiếng làm thêm giờ và chỉ có vỏn vẹn hai ngày nghỉ phép. Ủy ban Tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản đã ra báo cáo kết luận điều tra về nguyên nhân cái chết của Miwa vào năm 2014. Tuy nhiên, kết luận này không được công bố, mãi đến khi NHK lên tiếng chính thức vào năm nay. Trả lời tờ Asahi Shinbum, Phòng Lao động quận Shibuya, Tokyo cho biết PV Miwa “bị đẩy vào tình cảnh không có đủ ngày nghỉ vì phải đảm trách quá nhiều nghĩa vụ, buộc cô phải thức rất khuya”. Vào thời điểm tử vong, nữ PV này trong tình trạng “kiệt sức kéo dài và thường xuyên thiếu ngủ”.

Theo tạp chí Forbes, tại Nhật Bản mỗi năm có hàng ngàn trường hợp nghi là karoshi. Trong một báo cáo chính phủ vào năm 2016 về vấn nạn karoshi, gần 25% các công ty tham gia khảo sát cho biết có trường hợp nhân viên làm thêm giờ hơn 80 tiếng/tháng. Cứ năm nhân viên thì một người có nguy cơ chết do làm việc quá nhiều, do đột quỵ, suy tim hoặc tự sát, theo Huffington Post. Những trường hợp tử vong vì làm việc quá sức được ghi nhận cả ở nhân viên cấp độ quản lý, các kỹ sư cơ khí hay các nhân viên thực tập đến từ nước ngoài, theo The New York Times. Dentsu, gã khổng lồ trong ngành quảng cáo Nhật Bản, cũng từng chấn động vì cái chết của nữ nhân viên Matsuri Takahasi vào đúng Giáng sinh năm 2015. Bị trầm cảm nghiêm trọng, Matsuri nhảy lầu tự sát ngay tại khu ký túc xá của công ty. Tập đoàn Dentsu bị chính phủ điều tra và nhiều lãnh đạo bị cáo buộc vi phạm luật lao động. Chủ tịch của Dentsu buộc phải từ chức vì sức ép của dư luận.

Làm việc quá sức đến mức ngồi gục trên đường sá, trên những chuyến tàu điện ngầm đã trở thành hình ảnh bình thường tại Nhật Bản. Ảnh: NYT

Miwa Sado, nữ nhà báo của đài truyền hình NHK, đã tử vong vì suy tim xung huyết vào năm 2013 do làm việc quá sức suốt một tháng. Ảnh: NYT

Khi nhân viên trở thành người lính

Mức xử phạt đối với các công ty để xảy ra các trường hợp karoshi cũng chỉ có 5.000 USD, theo Forbes. Truyền thông Nhật Bản cũng không quá mặn mà đưa tin về các trường hợp karoshi. Nhiều tờ báo và kênh truyền hình vẫn có các ấn phẩm tin tức sáng và chiều riêng biệt, chưa kể đến quy tắc cập nhật tin tức 24/24 giờ, tình trạng làm việc 80-100 giờ/tuần là hoàn toàn bình thường. Trước sức ép của dư luận, Thủ tướng Shinzo Abe vào năm 2016 đã đề xuất mức trần 100 tiếng làm thêm giờ/tháng/người. Thế nhưng con số này vẫn nhiều hơn 20 tiếng so với “giới hạn karoshi” mà Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đặt ra.

Tuy dư luận Nhật Bản đã nhiều phen rúng động vì hiện tượng “làm đến chết”, vấn đề này vẫn chưa bao giờ được tìm cách giải quyết tận gốc tại một xã hội xem trọng kỷ luật và sự tận tụy trong lao động như “xứ sở mặt trời mọc”. Ông Thomas Looser, giảng dạy về văn hóa Nhật Bản tại ĐH New York, cho rằng hiện tượng làm việc quá sức ở Nhật Bản đã bắt đầu từ sau Thế chiến thứ hai, khi quốc gia này chuyển sự tập trung từ quân đội sang dốc toàn lực tái thiết nền kinh tế. Thomas Looser nhận định mỗi nhân viên giờ đây được xem như một người lính của công ty: “Thay vì quân đội và Nhật hoàng, họ chuyển sang xem các công ty là gia đình. Bạn sẽ làm tất cả những gì có thể vì gia đình của bạn”.

Văn hóa làm việc này đã góp phần tạo nên “phép màu kinh tế” cho Nhật Bản trong nhiều thập niên. Khi nền kinh tế tăng trưởng càng mạnh, số trường hợp karoshi cũng tăng cao và trở thành một hiện tượng phổ biến vào những năm 1980, ngay khi nền kinh tế Nhật Bản đang ở đỉnh điểm của thành công. Đến thập niên 1990, chính phủ Tokyo đã bắt đầu báo động về văn hóa làm việc quá tải tại các công ty và tập đoàn của nước này, chấp nhận bắt đầu một chương trình nghiên cứu về karoshi trị giá đến 2 triệu USD.

Trong nhiều năm gần đây, khi nền kinh tế Nhật Bản trải qua liên tiếp các đợt suy thoái, hiện tượng này trở nên ngày càng nghiêm trọng. Ông Looser nhận định: “Việc tuyển dụng ngày một khó khăn. Không còn những cam kết phúc lợi trọn đời như trước kia. Họ phải làm việc rất nặng nhọc, trong khi số công việc ngày càng ít đi mà tương lai ngày một mơ hồ. Tính kỷ luật vẫn còn buộc người Nhật phải làm việc và cống hiến toàn bộ sức lực và tinh thần nhưng các điều kiện khuyến khích lao động hay xoa dịu cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, trong một số lĩnh vực thậm chí giảm đi”.

Không riêng Nhật Bản

Hiện tượng chết vì làm việc quá nhiều không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản mà còn lan ra các nước láng giềng. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, những nền kinh tế mới nổi đặt nặng tăng trưởng, cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự cái chết của Miwa Sado hay Matsuri Takahasi.

Ngày 27-10 vừa qua, tờ Siberian Times đã đăng tải thông tin về cái chết của người mẫu tuổi teen gốc Nga Vlada Dzyuba (14 tuổi). Cô bé đã bỏ học để ký một hợp đồng làm việc ba tháng với một công ty người mẫu chuyên nghiệp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Dzyuba rơi vào tình trạng kiệt quệ sau khi tham gia một sự kiện trình diễn thời trang kéo dài đến 13 tiếng đồng hồ, tờ Thời Báo Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) cho biết. Ngay trước khi show thời trang diễn ra, Vlada sốt cao nhưng cô vẫn phải lên trình diễn. Người mẫu 14 tuổi ngất xỉu và rơi vào tình trạng hôn mê ngay trên sàn catwalk. “Xe cứu thương đến cấp cứu nhưng cô ấy đã qua đời hôm thứ Sáu, sau hai ngày hôn mê. Nguyên nhân ban đầu khiến Vlada tử vong là do bệnh viêm màng não và làm việc kiệt sức” - tờ báo đưa tin.

Vlada Dzyuba được cho là đã bị viêm màng não từ lâu nhưng cô không có bảo hiểm y tế và sợ đi điều trị vì ảnh hưởng đến công việc. Hợp đồng lao động ba tháng tại Trung Quốc của mẫu teen người Nga được nhận định giống như “hợp đồng lao động nô lệ”. Theo người đại diện của Công ty người mẫu ESEE, chỉ trong vòng hai tháng đầu cô bé Dzyuba đã phải tham gia đến 16 chương trình. Tuy nhiên, công ty này phủ nhận các cáo buộc “bóc lột sức lao động” và khẳng định cô bé 14 tuổi cũng chỉ làm 4-8 tiếng/ngày như những đồng nghiệp. Trong khi đó, theo luật cô chỉ được phép làm ba tiếng mỗi tuần.

Vòng xoáy khó thoát

Dù tình trạng lao động quá sức diễn ra phổ biến, người lao động tại Nhật Bản cũng khó có thể lựa chọn nghỉ việc, đổi chỗ làm. Haruki Konno, một nhà nghiên cứu về văn hóa tập đoàn tại Nhật Bản, trả lời tạp chí Forbes: “Ở Nhật Bản thật ra có hai thị trường lao động. Một cho những người vừa tốt nghiệp, một cho những người muốn đổi việc. Những “lính mới” phải làm việc tại công ty đầu tiên ít nhất ba năm để chứng tỏ mình có “sự nghiệp” rồi mới được đổi chỗ làm. Nếu như bạn bỏ cuộc sớm hơn thì bạn sẽ bị xem là một mối rắc rối”. Ngoài ra, những “công việc trọn đời” tại Nhật Bản giờ chỉ còn chiếm khoảng 60% thị trường việc làm. Những ai tìm được một công việc như thế sẽ được xem là vô cùng may mắn vì những phúc lợi đáng kể và họ sẽ thà chết chứ không để mất việc.

“Văn hóa làm việc tại Nhật Bản cũng không đặt nặng việc xác định nội dung và khối lượng công việc trước khi bắt đầu nhận việc. Có một số trường hợp, chuyên viên hóa chất lại được chỉ định làm ở bộ phận bán hàng. Không có thỏa thuận trước về khối lượng công việc một người phải nhận lãnh, vì thế các nhân viên cũng không thể chống lệnh nếu như bị giao thêm công việc” - Haruki Konno cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…