Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích

Chương trình diễn ra nhân dịp Khu di tích Văn miếu Trấn Biên đón nhận bằng di tích lịch sử cấp quốc gia, với sự tham gia của đông đảo giáo viên và học sinh đến từ các Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Hữu Cảnh, THPT Trấn Biên, ĐH Đồng Nai, các chiến sĩ Trung đoàn 935…

Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích ảnh 1
Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang chia sẻ những nét văn hóa phương Nam đến các em học sinh.

Mở đầu phần diễn thuyết, diễn giả Hồ Nhựt Quang kể lịch sử phương Nam chúng ta đã khởi nguồn từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và sau đó xảy ra nhiều biến cố, trải qua các triều đại như triều đại Tây Sơn, triều nhà Nguyễn, Pháp Thuộc, bị chia cắt Nam - Bắc vào thời kỳ chống Mỹ, cho đến Nam Bắc Thống Nhất năm 1975. Trong thời gian đó có những phong tục tập quán mang giá trị sâu sắc cho đến tận ngày nay.

Nếu như Trung Quốc giáo dục bằng Tứ Thư-Ngũ Kinh thì dân ta giáo dục bằng thi văn như Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Lê Thánh Tôn, Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi, truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Tự Gia Giáo, Minh Tâm Bửu Giám…

Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích ảnh 2
Đông đảo học sinh đến từ các Trường THPT, ĐH ở TP.HCM và Đồng Nai tham dự.

Trong đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi thì có lễ đầy tháng, lễ thôi nôi, lễ tốt nghiệp, lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ… Trong vùng đất mình sinh sống thì có các lễ hội cộng đồng như Lễ Hội Kỳ Yên ở Đình Làng, Lễ cầu mùa…

Trong năm thì có các Lễ Tiết quốc gia như lễ giỗ tổ Hùng Vương, lễ Quốc Khánh, lễ tảo mộ, tết Nguyên Đán, tết Trung Thu…Tất cả nhằm mục đích duy trì phong tục tập quán xưa của tổ tiên, chan hòa mối quan hệ cao đẹp và thiêng liêng giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa cá nhân với làng xã, giữa cá nhân với Tổ quốc.

Ví dụ như khi làm lễ đầy tháng thì làm “Lễ mách miếng”, lễ cưới thì có “mâm trầu cau” nói lên tình keo sơn son sắt, lễ ma chay thì có việc “cắt nút áo” của người mất để chừa lại vì đó là biểu tượng của giá trị đạo đức (năm nút áo dài Nam giới tượng trưng NHÂN-NGHĨA-LỄ-TRÍ-TÍN; bốn nút áo dài nữ giới tượng trưng CÔNG-NGÔN-DUNG-HẠNH)…

Em Trần Minh Ngọc (THPT Trấn Biên) chia sẻ "Đây là một buổi sinh hoạt đầy thú vị, những nét văn hóa tưởng chừng rất nhỏ từ tà áo dài, chiếc nón lá, từ cách đặt các lễ vật cúng trên bàn thờ đến hôm nay chúng em mới được hiểu tận tường mà chưa từng được bày vẽ trong nhà trường hay ở gia đình".

Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích ảnh 3
Nghệ sĩ Diệu Thanh mang đến tiết mục Sông Núi Phương Nam minh họa cho chương trình.

Bên cạnh đó, giá trị lịch sử của nước nhà còn thể hiện ở nhiều thế hệ là danh nhân văn hóa nổi tiếng. Trong quá trình khai khẩn, đấu tranh và bảo vệ bờ cõi phương Nam, đã có biết bao danh sĩ mà khi nhắc đến họ là phải nhắc đến những trang sử bi hùng. Họ là người tiếp nối tinh thần của Con Lạc-Cháu Hồng, như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, hay thầy đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu...

Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích ảnh 4
Tiết mục Di một ân sư nhận được nhiều sự ủng hộ từ người tham gia.

Đúc kết lại, văn hóa phương Nam là nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc, mang nặng tính nghĩa ân, tri ân sâu sắc các bậc tiền nhân.

Thế hệ trẻ hôm nay phải nhớ tri ân đối với các bậc thầy có công “khai tâm mở trí” giúp ta có một cuộc sống tươi đẹp, trở thành người mạnh mẽ cả về thể chất và sâu sắc cả về đạo nghĩa nhân sinh...

Lần đầu tiên đưa văn hóa Nam Bộ vào khu di tích ảnh 5
Tiết mục Tạ ơn thầy gây xúc động cho người xem.

Lồng ghép vào đó là các tiết mục biểu diễn minh họa như Sông núi phương Nam, Di một ân sư, Về đây văn miếu Trấn Biên… nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người tham dự. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm