Lễ vật cúng Thổ công

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”. Lễ vật cũng tương tự như cúng Giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu, nước, đèn nhang, vàng bạc, ngũ quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v…

Bàn Thờ Thổ Công thường đặt cạnh bàn thờ tổ tiên: Bàn thờ Thổ Công thường đặt ngay ở gian bên, cạnh bàn thờ tổ tiên. Hoặc đặt ở chính giữa nhà: Tại những gia đình không có bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thổ Công được đặt ở gian chính giữa nhà. Ảnh TL

Theo Bách khoa mở Wikipedia, thì: "Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) là một vị thần trong tín ngưỡng châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì phải cúng vị thần này. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

Thổ Công. Ảnh TL

Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Một số giả thuyết cho rằng, Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu râu). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua Bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). 

Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất, còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ Công cũng là một vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì họ vẫn cúng như bình thường. 

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng 1, 15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác".

Thổ Công rất thích ăn tỏi. Do vậy, bàn thờ Thổ Công thường có dĩa tỏi.

Thổ Công tại chùa Ngọc Hoàng, quận 1, TP.HCM

Lễ vật cúng Thổ công ảnh 7

Lễ vật chay cúng Thổ Công

Lễ vật cúng Tất niên
Lễ vật cúng Tất niên
(PLO)- Lễ cúng tất niên thường diễn ra vào tháng Chạp âm lịch, thường từ mùng 2, có gia đình cúng tất niên vào ngày 30 Tết.
Lễ vật cúng Giao thừa
Lễ vật cúng Giao thừa
(PLO)- Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, một lễ rất quan trọng đón năm mới. Ông bà ta quan niệm “Đói quanh năm, no ba ngày tết” cũng có ý nghĩa thiêng liêng ấy. Lễ vật thường là mâm chay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm