Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh nhận giải thưởng của Bộ VH, TT & DL

Giải nhất duy nhất không thuộc đơn vị này là của thí sinh Nguyễn Ngọc Anh hiện đang thuộc biên chế Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Hà Nội. Tuy nhiên anh cũng từng là học sinh của trường và từng đoạt giải khuyến khích về cho Nhạc viện Hà Nội (tên cũ của Học viện âm nhạc quốc gia) với bộ môn sáo trúc trong liên hoan lần thứ 2 cách đây 5 năm.

Các thí sinh đoạt giải nhất tại cuộc thi
Các thí sinh đoạt giải nhất tại cuộc thi

Ở bảng A, giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Tiến Giáp (đàn bầu). Bảng B với các giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Quang Hưng (đàn bầu), Đỗ Khắc Huấn (đàn nguyệt), Nguyễn Minh Trang (đàn tranh), Phạm Thị Phượng (đàn tỳ bà), Lê Minh (đàn nhị) và nhóm Đồng Nội (bộ môn hòa tấu dàn nhạc). Ngoài ra 10 giải nhì, 14 giải ba, 3 giải khuyến khích cũng đã được trao cho các thí sinh khác.

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh là nhạc sĩ duy nhất vinh dự được nhận giải thưởng tác giả có tác phẩm mới đạt chất lượng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng. Tuy giá trị hiện vật giải thưởng không cao nhưng có giá trị khích lệ rất lớn đối với các nhạc sĩ sáng tác trong tình trạng khan hiếm các tác phẩm độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc mới và có chất lượng cao. (Trong cuộc thi có hàng chục thí sinh sử dụng chung một tác phẩm giống nhau).

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh nhận giải
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh nhận giải

Cũng trong buổi lễ trao giải tối 2.12, Hội nhạc sĩ Việt Nam cũng trao giải thưởng cho nhóm nhạc Hy vọng (trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội), nhóm nhạc đệm khoa Nhạc cụ truyền thống Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, giải Biểu diễn nhạc tài tử xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Phan Thanh Long (nhạc viện TP.HCM), giải Thí sinh đàn bầu nhỏ tuổi nhất cuộc thi cho Đặng Trần Duy (trường THCS Trưng Vương, Hà Nội), giải Người có nhiều tác phẩm tham dự cuộc thi cho nhạc sĩ, NSND Xuân Khải, giải Thí sinh dân tộc có nhiều triển vọng cho Triệu Thái Mỵ - Trường CĐ VHNT Việt Bắc.

So với Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc lần thứ hai cách đây 5 năm, BTC đã đưa thêm bộ môn đàn tỳ bà và hòa tấu vào nội dung dự thi, nâng tổng số bộ môn thi lên thành 6 bên cạnh đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh và sáo trúc. Cuộc thi đã thu hút 179 thí sinh đến từ 13 đơn vị nghệ thuật, trong đó có 10 thí sinh khiếm thị đến từ trường Nguyễn Đình Chiểu (4 thi độc tấu và 6 thi hòa tấu), sáu thí sinh là người dân tộc Dao, Tày, H’mông, Mường.

Theo Thành Trung (TT&VH Online)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm