Phim Nhật trở lại sóng truyền hình

Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) cùng Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Quảng cáo MAC Việt Nam (MCV) vừa giới thiệu sự trở lại của chuỗi phim Nhật trên sóng truyền hình với bộ phim đầu tiên - Hậu cung.

Khán giả yêu thích phim truyền hình khó mà quên được những bộ phim Nhật: Oshin, Chuyện nữ tiếp viên hàng không vào những năm 1990 rồi lác đác đầu những năm 2000 là một số phim, trong đó nổi bật là bộ phim truyền hình Sự trớ trêu của phép màu. Đó là thời kỳ toàn châu Á bị cuốn hút bởi văn hóa Nhật, phim truyền hình Nhật. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất hiếm phim Nhật xuất hiện trên sóng truyền hình Việt, thay vào đó là phim Hàn Quốc với làn sóng Hàn lưu, Trung Quốc và gần đây là Indonesia, Philippines, Thái Lan...

Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc HTV, chia sẻ: “Khi phim Nhật ít xuất hiện trên truyền hình Việt, nhiều khán giả cứ nghĩ phim Nhật dở nhưng không phải vậy. Những bộ phim tâm lý xã hội của Nhật có rất nhiều sự tương đồng với xã hội Việt Nam. Chưa kể đến, phim Nhật được đầu tư rất công phu, chi phí cho mỗi tập phim truyền hình Nhật nhiều khi lên đến con số 700.000 USD/tập”.

Phim Nhật trở lại sóng truyền hình ảnh 1

Cảnh trong phim Hậu cung. (Ảnh do MCV cung cấp)

Thực tế có nhiều lý do để phim Nhật ít xuất hiện trên truyền hình Việt, trong đó quan trọng nhất là vấn đề bản quyền. “Nhà sản xuất phim ở Nhật cũng luôn muốn bán rẻ phim để phim được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên ở Nhật có rất nhiều hiệp hội bảo vệ bản quyền, tác quyền mà trong đó nổi trội nhất là Hiệp hội Bảo vệ tác quyền nghệ sĩ. Vì thế, khi mua một phim Nhật, người mua phải thương lượng, chi trả phí bản quyền với rất nhiều hiệp hội; từ đó giá phim đội rất cao” - ông Phan Từ Liêm, Tổng Giám đốc Công ty MCV, nói.

Trong một tham luận về quyền tác giả, GS Kim Min Jung (ĐH Colorado, Mỹ) cho rằng “một trong những nguyên nhân khiến cho văn hóa Nhật vốn từng làm mưa làm gió ở châu Á đầu những năm 1990 bất ngờ bị dập tắt đó là chính sách giá cả bản quyền quá đơn phương”. Giáo sư này cũng lưu ý nếu dựa trên sự thịnh hành của sản phẩm văn hóa để tăng giá quá mức phí bản quyền thì việc xâm hại bản quyền lại gia tăng.

Bên cạnh vấn đề bản quyền, một lý do quan trọng khác khiến phim truyền hình Nhật thất thế là “chính phủ lẫn nhà sản xuất phim ở Nhật vẫn theo cách “hữu xạ tự nhiên hương” đối với tất cả sản phẩm văn hóa của họ. Vì thế, với những phim hay các nước tự tìm hiểu và đến Nhật mua bản quyền phát sóng chứ họ chưa có chính sách chào bán sản phẩm như các nước Hàn Quốc, Trung Quốc…” - ông Từ Liêm chia sẻ thêm.

Bộ phim cổ trang lịch sử Hậu cung là bộ phim đầu tiên trong chuỗi các phim Nhật sẽ phát sóng trên HTV. Hậu cungcâu chuyện có bối cảnh thời kỳ Edo (1653-1868) với những chuyện xung quanh hậu cung, nơi được coi là địa ngục của nữ giới thời đó. Phim phát sóng vào 17 giờ 30 thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần trên kênh HTV9 kể từ ngày 20-9.

Việc đưa trở lại những phim truyền hình Nhật đến khán giả Việt Nam ngoài ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản thì đây cũng là những “tìm tòi thể nghiệm nhằm đa dạng phim truyền hình để khán giả thêm nhiều chọn lựa hơn” - ông Nguyễn Quý Hòa nói. Sau chuỗi phim Nhật, trong năm 2014, dự kiến sẽ có nhiều chuỗi phim của các quốc gia khác sẽ phát sóng trên HTV.

Mẹ chồng nàng dâu: Kịch bản gốc là của Nhật

Ít ai biết rằng dù phim Nhật thời gian qua không phổ biến nhiều tại các quốc gia châu Á nhưng kịch bản gốc của phim Nhật lại được mua lại và sản xuất khá nhiều.

Như khán giả Việt Nam từng quen thuộc bộ phim Mẹ chồng nàng dâu với phiên bản Hàn Quốc, Trung Quốc mà không hề biết rằng đây là bộ phim có nguồn gốc kịch bản của Nhật.

QUỲNH TRANG

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

(PLO)- Ngay sau thông báo về đợt casting, Nhanh như chớp nhí mùa 5 đã nhận được sự chờ đón nồng nhiệt từ quý khán giả, đặc biệt là từ các bậc phụ huynh có con nhỏ trong lứa tuổi tham gia chương trình.