tập ký sự của nhà báo Nguyễn Sơn

tập ký sự của nhà báo Nguyễn Sơn ảnh 1Với thời gian 5 ngày đêm sống ở Afghanistan, Nguễn Sơn đã gửi về nước một loạt bài ký sự chiến trường đăng trang trọng trên báo Người Lao Động được bạn đọc cả nước chăm chú theo dõi. Số lượng phát hành báo Người Lao Động lúc bấy giờ tăng đột biến.

Mới đây Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM ấn hành quyển sách: VÀO CHIẾN TRƯỜNG AFGHANISTAN mà tác giả là nhà báo Nguyễn Sơn. Quyển sách dày hơn 100 trang, bao gồm các ký sự ngắn viết về chặng đường đi về từ Việt Nam sang Afghanistan, những vui buồn gian khổ mà anh phải trãi qua để có được những bài viết nóng hổi khói lửa chiến trường làm cho bạn đọc thích thú. Đặc biệt, quyển sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quí về đất nước – con người Afghanistan, về cuộc chiến “Chống khủng bố” mà Mỹ đang triển khai ở đây. Qua đó còn giúp các nhà báo trẻ một số kinh nghiệm tác nghiệp ở phạm vi quốc tế.

Đọc quyển sách VÀO CHIẾN TRƯỜNG AFGHANISTAN, chúng ta càng hiểu hơn về Nguyễn Sơn, về đức tính “say nghề” của anh mà không phải nhà báo nào cũng có được. Thoạt tiên, anh rời Việt Nam sang Dushanbe (thủ đô Tajikistan). Tại đây, loạt bài phóng sự “Những quan sát cuối trước khi vượt tuyến vào Afghanistan” anh viết gửi về được đăng trang trọng trên trang nhất báo Người lao động. Anh phỏng vấn giáo sĩ Etaiberdi Khudoiberdeev, người cai quản thánh đường Hồi giáo Dushanbe, khi Nguyễn Sơn đặt câu hỏi: “Tức là những người hồi giáo Tajikistan sẽ không tham gia thánh chiến” thì vị giáo sĩ 66 tuổi này đã trả lời: “Thánh chiến là một ngôn từ vô cùng thiêng liêng. Nó chỉ được ban ra khi toàn thể thế giới Hồi giáo họp lại và quyết định điều đó. Taliban không đủ thẩm quyền để tuyên bố thánh chiến”, Nhờ một lá thư giới thiệu của sứ quán Afghanistan ở Moskva, anh đổi đưọc visa du lịch ngắn hạn thành visa ra vào nhiều lần Afơhanistan thời hạn 6 tháng kể từ tháng 11/2001. Không có thẻ nhà báo quốc tế là khó khăn lớn nhất của Nguyễn Sơn. Tuy nhiên anh đã được đặc cách cấp thẻ hoạt động báo chí (mang số 3.200) trên lãnh thổ Tajikistan. Tấm thẻ này trở thành tấm thông hành báo chí để Nguyễn Sơn vào Afghanistan. Ngày 6-11-2001, cùng với vài chục nhà báo quốc tế đi trên 38 chiếc ôtô, Nguyễn Sơn đặt chân đến Afghanistan hoàn toàn hợp pháp vì có đầy đủ thủ tục nhập cảnh do chính quyền Liên minh phương Bắc cấp.

Đêm đêm, dưới ánh đèn măng xông, Nguyễn Sơn hối hả viết ký sự chiến trường "Vào chiến trường Afghanistan cùng báo chí quốc tế ". Nguyễn Sơn tả: "Bộ Ngoại giao của Liên minh phương Bắc là một ngôi nhà trệt phòng. Bộ giữ lại 1 phòng để làm văn phòng, 1 phòng để thứ trưởng Habibullah Alohyar ở, còn lại 4 phòng làm kkách sạn cho các nhà báo nước ngoài .. Ăn cơm xong người của Bộ Ngoại giao xếp phòng cho tôi. Đó là một căn phòng hơn 10 mét vuông, đang có 2 nhà báo, một của truyền hình Canada, một của truyền hình Milan (Ý) ở. Tôi được cấp một tấm nệm “sản xuất tại Liên Xô " Tôi ngủ lên trên, kê ba lô làm gối, xếp máy tính xách tay và máy ảnh một bên rồi nằm thườn ra ngủ…”

Cùng có mặt ở Dushanbe và cùng vào Afghanistan với Nguyễn Sơn có nhà báo là Johunne Sutton (Đài phát thanh RFl Pháp Pierre Billaztd ) Đài phát thanh RTL Lux –embourg), Volker Handloik (Tạp chí Stern Đức) đã tử thương ngày 11/11vì rơi vào ổ phục kích của Tàliban. Nguyễn Sơn lẽ ra cũng cùng chung số phận với họ song anh đã thoát chết vì một lý do ít ai ngờ đến. số là Liên Minh phương Bắc có tổ chức một chuyến công du thị sát các thành thị vừa chiếm được từ tay Taliban ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Kabul. Sáu nhà báo có thê đi cùng họ nếu mọi người chịu nộp 2.000USD. Do không mạnh vì gạo, không bạo vì tiền" nên Nguyễn Sơn chỉ dám trả giá 1 .000 USD. Nên khi đoàn khởi hành đã không có chỗ cho Nguyễn Sơn. Đến chiều tối ngày 11/11 tin dữ đưa về: 1 nhà báo Mỹ bị thương vào chân còn nhà báo trên tử nạn. Bốn phóng viên này đã ngồi nhờ bên sườn xe tăng của Liên minh phương Bắc và trúng đạn. Hai nhà báo còn lại đi bộ theo nên không việc gì. Nguyễn Sơn bồi hồi nhớ lại Volker Handliok là một trong số nhà báo của tạp chí Stern, Đức đi cùng anh từ Moskva tới Dushanbe và sau đó là Afghanistan. Còn nữ phóng viên Pháp 34 tuổi Johanne Sutton, tốt nghiệp Học viện Chính trị Paris và Trường Báo chí Lille, từng xông pha ở chiến trường Macedonia, Kosovo và Trung Đông thì vừa ngồi ăn cùng bàn với anh tối hôm trước. Còn Pierre Billaud vừa trở về từ Mỹ sau sự kiện 11-9, dấn thân ngay vào chlến trường Afghanistan này. Do bất đồng ngôn ngữ Nguyễn Sơn thành thạo tiếng Nga còn các phóng viên kia dùng tiếng Anh nên Nguyễn Sơn không có nhiều kỷ niệm với họ nhưng anh cũng đã kịp cảm nhận họ là những người "cởi mở; sống hết mình cho nghề nghiệp". Anh thấy "có nhiều điều đáng học về họ.

Nhà báo Nguyễn Sơn, sinh năm 1966, đã từng đi du học tại Liên Xô (sau này là CHLB Nga) suốt 15 năm. Hiện nay anh là Đại diện của báo Nhà Báo & Công Luận tại TP.HCM. Nói về kỷ niệm chuyến vào chiến trường Afghanistan này, anh cho biết: “Sau 5 ngày đêm sống ở Afghanistan, tối ngày 11/11/2001, Nguyễn Sơn nhận được lệnh của báo Người Lao Động là trở về nước. Lý do trước hết là để đảm bảo an toàn khi mà nhiệm vụ Ban Biên tập giao cho Nguyễn Sơn đã hoàn thành. Lý do nữa là con gái đầu lòng của Nguyễn Sơn vừa chào đời mà vì nhiệm vụ Nguyễn Sơn chưa biết mặt con. Và Nguyễn Sơn thoát chết ở Afghanistan may vì … thiếu tiền”.

Theo Ngô Hiền (CATP)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm