Cận cảnh ngôi chùa 100 tuổi sắp được Tổng thống Obama viếng thăm

Sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 15 giờ chiều 24-5, một trong những địa điểm mà Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ghé thăm là chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là chùa Phước Hải.

Chiều 21-5, đại diện chùa Ngọc Hoàng cho biết trong thời gian Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm sẽ ngừng đón du khách và Phật tử từ bên ngoài vào. Công tác đảm bảo an ninh sẽ do phía quan chức Mỹ đảm nhận.

Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc ở đường Mai Thị Lựu (phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) với diện tích hơn 2.000 m2.

Ngôi chùa nổi tiếng là nơi cầu cúng cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu tự.

Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiến quản điện thờ. Kể từ đó, điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1984, chùa được đổi tên thành Phước Hải Tự và được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1994.

Dù là ngày thường hay dịp lễ, chùa luôn đông khách đến viếng và thắp hương cầu nguyện.

Chùa Ngọc Hoàng được phân bố trong ba gian thờ. Khu vực chánh điện là nơi thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà mụ nằm bên tay trái.

Bên trong là điện thờ thần Tài. Người dân quan niệm chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được tình duyên mau tới.

Một tượng thờ bằng gỗ chạm trong chùa.

Bên trong ngôi chùa hiện nay vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án được làm bằng gỗ, gốm tinh xảo. Chùa được xem là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi mô tả sinh động cuộc họp mặt của các chư vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.

Khách đến viếng và thắp hương cầu nguyện tại chùa.

Đông đảo các người dân đến gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ để cúng.

Điện thần tài đông nghẹt khách đến cúng.

Người dân thắp hương trong điện thần tài.

Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994.

Điều thú vị khác ở ngôi chùa là trong khuôn viên chùa có hai hồ nước đầy rùa và cá sinh sống. Theo lời kể của một người làm công quả tại chùa thì những con rùa này sống ở hồ đã rất lâu và cùng chứng kiến bao đổi thay của nơi này.

Đền Hộ pháp đặt giữa khoảnh sân rợp bóng cây xanh.

Chùa Ngọc Hoàng với màu vôi và kiến trúc đặc trưng được người dân lưu giữ lại khi đến đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm