Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm

(PLO)- Ngày 6-2 (mùng 10 tháng Giêng âm lịch), Hội xuân Yên Tử 2017 chính thức khai mạc, mở đầu cho mùa lễ hội kéo dài ba tháng (đến hết tháng 3 âm lịch). Để tránh cảnh phải xếp hàng và chờ đợi hàng tiếng đồng hồ mới được lên cáp treo, nhiều du khách chọn cách hành hương vào buổi đêm.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm, được coi là "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Mặc dù ngày 6-2 mới khai hội nhưng từ trước đó mỗi ngày có tới hàng vạn người đổ về Yên Tử hành hương lễ Phật.

Clip: Du khách hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 1

23 giờ ngày 6-2, một đoàn khách gồm 20 người đến từ Hà Nội bắt đầu hành hương từ chân núi Yên Tử lên chùa Đồng.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 2
Để lên Yên Tử du khách phải đi hai chặng cáp treo, phục vụ nhu cầu hành hương mùa lễ, cáp treo được vận hành 24/24 giờ. Giá vé khứ hồi là 280.000 đồng. Mặc dù có cáp treo, tuy nhiên du khách cũng phải đi bộ đoạn đường khoảng 3 km. Đường lên chùa Hoa Yên chỉ lác đác một vài du khách.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 3
Buổi tối, dọc con đường đều được chiếu sáng nên du khách có thể dễ dàng đi lại.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 4
Anh Nguyễn Tuấn Nam (Hà Nam) cho biết năm ngoái do người đi lễ rất đông, phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, mất ba tiếng mới lên được chùa Đồng. Năm nay thời tiết nắng nóng nên anh Nam chọn đi lễ buổi đêm. “Đi buổi đêm thư thái và thú vị hơn rất nhiều” - anh Nam nói.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 5
Để lên được chùa Đồng (Yên Tử) du khách phải bách bộ qua hàng ngàn bậc đá. Quãng đường lên chùa Đồng khá xa, nhiều du khách phải nghỉ chân giữa đường để lấy sức đi tiếp.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 6
Cũng có đoạn đường không được xây thành bậc nên đi lại cũng gặp chút khó khăn.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 7
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ẩn hiện trong sương mù trên đỉnh An Kỳ Sinh. Tượng có chiều cao 15 m, nặng 138 tấn, đặt ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 8
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068 m). Chùa nặng 70 tấn, dài 4,6 m, rộng 3,6 m và chiều cao từ nền tới mái là 3,35 m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên. 

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 9
Theo dân gian, chùa Đồng là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời. Nhiều du khách sau khi làm lễ lấy tiền xoa vào chùa Đồng với mong muốn gặp nhiều may mắn, bình an.

Hành hương lên Yên Tử lúc nửa đêm ảnh 10
Một du khách hành lễ ở chùa Hoa Yên.

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên. 

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên. 

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên. 

NGỌC BẢO

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm