Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM

(PLO)- Hiện trên địa bàn TP.HCM có hàng trăm cây cầu cũ, yếu và luôn có nguy cơ sập do không chịu nổi tải trọng bên trên và nguy cơ đâm va của các loại ghe tàu, sà lan lưu thông bên dưới. Đến nay, khả năng sửa chữa, nâng cấp hoặc làm mới các cầu này là rất hạn chế. Vì thế người dân vẫn phải hằng ngày thót tim khi qua cầu…

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 1
Đường Lê Văn Lương, đoạn trục đường chính nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tới bốn cầu sắt cũ, yếu là Rạch Đỉa 1, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi được xây dựng trước năm 1975. Bốn cầu này có kết cấu dạng Bailey, Eiffel, khổ cầu rộng 3-3,3 m, lưu thông hai chiều và không có lề bộ hành, tải trọng khai thác chỉ 1-3,5 tấn, tĩnh không thông thuyền không bảo đảm theo cấp sông nên chuyện sà lan đâm va là… thường xuyên. Chưa hết, các thanh giằng trên cùng, dọc theo chiều dài cầu bị đứt gãy, bỏ từ lâu vẫn chưa được nối lại như trong ảnh là ở cầu Long Kiểng.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 2
Ở hai đầu của bốn cây cầu yếu trên đều có các chốt trực gác, điều tiết người, xe qua cầu nhưng vẫn không thể “cản” nổi mật độ lưu thông tăng lên từng ngày.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 3
Cầu Rạch Đỉa 1, thanh giằng phía tay phải chiều lên cầu cũng đã bị gãy mất từ lâu.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 4
Ở các cầu Rạch Đỉa 1, Long Kiểng, Rạch Tôm… người ta gia cố cầu bằng cách hàn bạ thêm các thanh sắt hình chữ L lên phía trên thanh giằng của khung sắt Eiffel.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 5
… hoặc làm thêm các trụ, luồn sắt ngang đỡ các nhịp khung sắt Bailey như ở cầu Rạch Dơi.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 6
Cả trụ chính và trụ gia cố phụ đều đã cũ, yếu nhưng vẫn phải “cõng” thêm đường ống cấp nước cho các khu dân cư đang phát triển ở phía Nhà Bè.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 7
Tháng 3-2014, khi còn làm giám đốc Sở GTVT, ông Tất Thành Cang (người đứng giữa) đã đi kiểm tra bốn cây cầu yếu này nhưng đến nay biện pháp sửa chữa, nâng cấp hoặc làm mới vẫn chưa có vì thiếu… tiền!

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 8
Trên tỉnh lộ 10 có cầu Bà Hom với mố trụ bị nứt, đầu dầm phía Bình Chánh bị hẫng, không kê lên gối cầu… nên tải trọng cho phép là 13 tấn nhưng hằng ngày vẫn có những đoàn xe container 20-40 fett (tương đương 20-40 tấn) đi tắt qua (dù đường Trần Văn Giàu đã thông).

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 9
Cuối đường Vườn Thơm thuộc xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh có cầu Xáng Dọc thuộc loại rất yếu, chỉ rộng 2,5 m nên ngay cả xe con cũng bị cấm đi qua nhưng người ta vẫn gắn biển tải trọng cho phép lưu thông là… tám tấn.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 10
Cầu Xáng Dọc được làm bằng khung sắt Bailey và có kết cấu theo dạng hình chữ U để vượt lên trên mặt kênh Xáng nhằm cho các loại ghe thuyền, sà lan lớn chở vật liệu đi qua. Các loại phương tiện lớn này là "hung thần", ám ảnh sự an nguy của cây cầu mong manh này.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 11
Ở gần giữa đường Trương Văn Đa, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh có cây cầu Thanh Niên bắc ngang kênh Xáng Ngang. Cầu được làm theo kiểu dàn khung sắt Bailey treo trên dây văng nên chỉ chịu được tải trọng 0,5 tấn.

Thót tim qua những cây cầu chờ sập ở TP.HCM ảnh 12
Trên tỉnh lộ 9, địa phận xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi có cây cầu yếu mang tên Thi Đua chỉ đạt tải trọng tám tấn, trong khi các cầu khác trên tuyến đạt 30 tấn.

L. Đức – H. Tuyên

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm